Làm gì để loại bỏ những ổ vi khuẩn trong khăn bạn đang dùng?

Theo Huffington Post, bồn cầu hay nhà tắm không phải nơi chứa nhiều vi khuẩn mà chính là các loại khăn dùng để lau mặt, bát đĩa.

Khăn tắm thường là sợi vải bông hoặc tổng hợp nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và khó làm sạch. Ảnh: Huffingtonpost.
Khăn tắm thường là sợi vải bông hoặc tổng hợp nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và khó làm sạch. Ảnh: Huffingtonpost.

Khăn lau bát

Nghiên cứu của Đại học Arizona phát hiện ra rằng 89% khăn lau bát chứa coliform, một loại vi khuẩn được tìm thấy ở những vùng nước bị ô nhiễm.

Kelly Reynolds, nhà nghiên cứu tại Đại học Y tế Cộng đồng Zuckerman, cho biết: “Bạn có thể chỉ nghĩ đơn giản là lau sạch các loại bát, đĩa để đựng thực phẩm. Nhưng nếu sử dụng một chiếc khăn bẩn, bạn đã vô tình mang đến hàng trăm nghìn vi khuẩn vào các món ăn".

Reynolds khuyên bạn nên giặt khăn lau ngay sau mỗi lần sử dụng hoặc có thể nhúng giẻ vào dung dịch thuốc tẩy pha loãng rồi để khô. Ít nhất mỗi tuần, bạn cần giặt chúng trong máy giặt bằng nước nóng để kháng khuẩn.

Khăn tắm

khăn tắm sử dụng lâu sẽ bám dính da chết và các loại vi khuẩn, đồng thời là nguồn lây lan cho các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, loại khăn này thường làm bằng sợi vải bông hoặc tổng hợp, nên vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào bên trong qua các khe hở sợi vải và khó làm sạch.

Khi giặt, bạn nên sử dụng giấm thay cho chất làm mềm vải. Chuyên gia Mary Marlowe Leverette cho biết bạn có thể giặt khăn tắm bằng máy giặt bình thường, nhưng không cần xà phòng mà chỉ cần một chén giấm. Sau đó, giặt sạch lại bằng chất tẩy rửa thông thường.

Các chuyên gia tư vấn bạn nên giặt khăn tắm sau ba lần sử dụng. Đặc biệt, nếu bạn đang bị bệnh, cần phải khử trùng khăn với thuốc tẩy chứa clo (cho khăn trắng) hoặc chất khử trùng như Lysol có chứa phenol (cho khăn màu).

Khăn mặt

Khăn mặt thường được sử dụng để loại bỏ bụi bẩn trên mặt bạn, do vậy, nó sẽ chứa hàng ngàn vi khuẩn. Bởi vậy, bạn cần phải giặt sạch khăn ngay sau mỗi lần sử dụng để tránh vi khuẩn tích tụ, xâm nhập vào da trong lần rửa sau.

Tiến sĩ Eric Schweiger (Mỹ) khuyên bạn nên giặt khăn bằng nước nóng, sử dụng chất tẩy rửa không mùi để tránh gây kích ứng cho da.

Theo Zing News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ