Làm gì để giảm căng thẳng giữa cha mẹ và con cái trong mùa dịch Covid-19

GD&TĐ - Đại dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống gia đình trên khắp thế giới bị xáo trộn. Trường học đóng cửa, làm việc từ xa, xa cách - đó là thay đổi phiền nhiễu cho bất kỳ ai, đặc biệt là đối với phụ huynh và học sinh.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con thời Covid-19 (hình minh họa).
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con thời Covid-19 (hình minh họa).

Mẹo sau đây sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ để phần nào giảm thiểu tình trạng căng thẳng trong thời gian này.

Dành thời gian cho con

Không thể đi làm? Trường học đóng cửa? Lo lắng về tiền bạc? Đó là điều thường gặp trong thời gian này.

Trường học ngừng hoạt động cũng là cơ hội để tạo mối quan hệ tốt hơn với trẻ em và cha mẹ. Trong nhiều trường hợp, nó làm cho trẻ em cảm thấy được yêu thương và an toàn hơn, cho chúng thấy rằng chúng là người quan trọng nhất đối với cha mẹ.

Đối với trẻ từ 3-7 tuổi, có thể chỉ trong một vài giờ, tùy thuộc vào hoàn cảnh cha mẹ trò chuyện, hỏi han xem chúng mong muốn điều gì. Xây dựng lòng tin của con với cha mẹ, để chúng mở lòng hơn và trò chuyện cởi mở.

Nếu là con nhỏ dưới 3 tuổi thì cùng với chúng tham gia vào các hoạt động chơi trò chơi như xếp hình, kể chuyện, đọc sách hoặc xem tranh. Đi dạo - ngoài trời hoặc xung quanh nhà. Nhảy theo nhạc hoặc hát các bài hát! Với trẻ trên 7 tuổi thì có thể cùng nhau làm một việc nhà - dọn dẹp và nấu nướng và biến đó thành một trò chơi!

Ý tưởng với thanh thiếu niên là nói về điều gì đó mà chúng yêu thích như: thể thao, âm nhạc, người nổi tiếng, bạn bè. Đi dạo - ngoài trời hoặc xung quanh nhà. Cùng nhau tập thể dục theo bản nhạc yêu thích.

Giảm thiểu thời gian cá nhân

Cha mẹ phải làm gương cho con trong thời gian này. Có những điều phải ngưng lại hoặc giảm thiểu như tắt ti vi và điện thoại.

Hãy lắng nghe con nhiều hơn, quan sát chúng và dành cho chúng sự quan tâm đầy đủ hơn so với thời gian trước. Bởi vì, con trẻ thường chưa có đủ kiên nhẫn để tự thích ứng và cha mẹ là người trợ giúp chính, mang trách nhiệm nặng nề hơn để giúp con không bị ảnh hưởng hoặc phát triển lệch lạc do quá trình giãn cách Covid-19

Duy trì suy nghĩ tích cực - Nói điều bạn muốn thấy

Khi ở nhà quá lâu, con trẻ có xu hướng bực bội và căng thẳng. Chúng có thể có những hành động hoặc lời nói tiêu cực như “con thấy chán nản” “thật đau khổ”. Và cha mẹ thường kết thúc bằng câu nói “Đừng phàn nàn như thế nữa!” hoặc “đừng có mà làm như thế nữa. Trật tự”.

Phải hiểu rằng, con trẻ luôn có nhiều năng lượng và chúng có những nhu cầu nhiều hơn chúng ta tưởng. Những lúc như vậy, cha mẹ cần nhẹ nhàng “con chịu khó nhé, các bạn con cũng đang gặp khó khăn như vậy” hướng dẫn tích cực “con ơi, thật tốt khi con năng động như vậy”.

Sử dụng những từ ngữ tích cực khi nói với con bạn như "Vui lòng cất quần áo của con đi" (thay vì "Đừng làm bừa bãi").

Việc quát mắng con bạn sẽ chỉ khiến bạn và chúng căng thẳng hơn và tức giận hơn. Thu hút sự chú ý của con bạn bằng cách sử dụng tên của chúng. Nói với giọng bình tĩnh. Khen ngợi con khi chúng cư xử tốt. Hãy thử khen ngợi con bạn về điều gì đó mà chúng đã làm tốt.

Giúp con bạn kết nối

Thanh thiếu niên đặc biệt cần giao tiếp với bạn bè của mình. Giúp con bạn kết nối thông qua mạng xã hội nhưng phải có cách tạo sự an toàn trong sử dụng mạng xã hội.

Bạn có thể nhờ một chuyên gia an ninh mạng để chặn các trang web không lành mạnh nhưng cần làm việc ấy một cách kín đáo để chúng không bị cảm thấy cha mẹ kiểm soát mọi hành động.

Bạn cũng có thể để chúng trò chuyện thoải mái với bạn bè, cho chúng khoảng thời gian riêng tư.

Theo UNICEF

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.