Lá tía tô rất tốt nhưng những người này không nên dùng

GD&TĐ - Lá tía tô có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng uống được loại nước này.

Lá tía tô rất tốt nhưng những người này không nên dùng

Mọi người có lẽ đã quá quen thuộc với lá tía tô rùi, nhất là ai cảm đều sẽ ăn cháo hành với lá tía tô, bởi những công dụng cực kì tuyệt vời mà chúng mang lại.

Công dụng của lá tía tô

Theo Sức khỏe đời sống, tía tô có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như chống dị ứng, làm giảm viêm đường thở và tăng tiết liên quan đến bệnh hen suyễn.

Hỗ trợ não bộ: Lá tía tô có tác dụng mạnh mẽ trong hỗ trợ thần kinh của con người. Những người mặc bệnh Alzheimer sử dụng thường xuyên để hỗ trợ não bộ.

Giảm căng thẳng: Việc hít tinh dầu tía tô có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng và còn mang lại lợi ích chống trầm cảm.

TIêu hóa tốt: Tốt cho hệ tiêu hoá, chống táo bón hiệu quả, bị trào ngược dạ dày ăn lá tía tô sẽ giảm đáng kể.

Chống ung thư: Đặc biệt lá tía tô còn có tác dụng chống ung thư do có chứa một lượng lớn luteolin, thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa.

Giảm sốt sau tiêm chủng: Uống lá tía tô trước khi cho bé đi tiêm, giúp con giảm hoặc tránh tình trạng sốt cao sau tiêm.

Làm trắng da: Với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P và lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên. Làm đẹp bằng lá tía tô có thể giúp trẻ hóa làn da. Làm da bạn mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong nhưng lại rất an toàn.

Những người không nên uống nhiều nước lá tía tô

Phụ nữ có thai: Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.

Người bị cảm nóng: Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Người bị dị ứng với tía tô: Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô.

Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất để giữ an toàn cho sức khỏe.

Cách nấu lá tía tô

Không nên đun sôi quá lâu.
Không nên đun sôi quá lâu.

Trên trang cá nhân của mình, mẹ đảm có tên facebook Mỡ Wasabi (hiện sinh sống tại Hà Nội) chia sẻ cách làm nước lá tía tô vừa giải khát lại vừa có vô vàn lợi ích cho sức khoẻ mà ai cũng uống được.

Chị cho biết các bạn nhỏ nhà chị cũng rất mê món nước uống này. Nước lá tía tô có màu đẹp, hương vị thơm ngon, dễ uống là thức uống thay thế hoàn hảo và healthy cho các thể loại nước ngọt đóng chai rồi nước trà đóng chai.

Mỗi lần nấu là tía tô, chị Mỡ Wasabi sẽ nấu khoảng 300gr lá, cùng 2,5-3 lít nước cùng với 50gr đường phèn mật mía, đun sôi 2-3 phút rồi tắt bếp.

Sau đó lọc lấy nước uống, mùa đông bạn sẽ uống khi nước còn ấm nóng, mùa hè để tủ lạnh. Khi uống có thể vắt thêm vài giọt nước cốt chanh hoặc thái vài lát quất (tắc) thả vào cùng.

Ngoài cách nấu lá tía tô bà mẹ đảm còn làm món trứng rán lá tía tô thơm ngon bổ dưỡng.

Lưu ý:

Nước đun xong nên uống trong vòng 1 ngày, hôm sau đun nước mới uống.

Không nên đun sôi quá lâu khiến các tinh dầu trong lá bị bốc hơi.

Không nên uống lá tía tô trong thời gian dài, nên uống cách ngày. Uống quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến bụng bị đầy hơi khó tiêu, ảnh hưởng huyết áp.

Chúc các bạn thành công!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.