Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khen ngợi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã cắt giảm mạnh đơn vị trong Bộ |
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trở thành Bộ đi đầu trong thời đại 4.0
Phát biểu kết luận buổi làm việc và giao nhiệm vụ trong thời gian tới: Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã đánh giá cao những kết quả Bộ GD&ĐT đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, thủ tướng Chính phủ giao năm 2017;
Khen ngợi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã cắt giảm mạnh đơn vị trong Bộ GD&ĐT; không còn Văn phòng Đại diện Bộ GD&ĐT ở phía Nam, không còn cấp Phòng ở trong Vụ…
Đồng thời Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng mong muốn trong thời gian tới Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới hơn nữa, đẩy mạnh ứng dụng CNTT để trở thành Bộ đi đầu trong thời đại công nghiệp 4.0.
Nhấn mạnh rằng GD&ĐT là ngành liên quan đến toàn xã hội, đến mọi người, mọi nhà, do vậy yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch khắc phục những vấn đề đang tồn tại trong dư luận xã hội.
Về cắt giảm các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, cắt giảm thủ tục hành chính, những việc đã rà soát, cắt giảm rồi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát để bằng nhiều cách cắt giảm bớt những thủ tục không cần thiết để đầu tư tư nhân có được điều kiện thông thoáng, thuận lợi hơn khi bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực GD&ĐT.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng phải đảm bảo chất lượng
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc |
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trân trọng những ý kiến đóng góp của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; Sau buổi làm việc này, Bộ sẽ tiếp thu những ý kiến của Tổ công tác để trong thời gian tới Bộ sẽ mạnh dạn cắt giảm các điều kiện kinh doanh theo hướng đảm bảo thông thoáng hơn, tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tư trên tinh thần đảm bảo chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ.
Trong công tác này, theo Bộ trưởng: Trong ngành GD&ĐT, vướng mắc lớn nhất là kinh doanh có điều kiện vì sản phẩm của quá trình kinh doanh liên quan đến con người; Từ trước đến cũng đã có nhiều quy định muốn được bãi bỏ nhưng không được do vướng Luật.
Tuy thế, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT cũng đã tạo điều kiện rất lớn cho các nhà đầu tư, người dân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bằng những cơ chế đi kèm, bằng những Thông tư hướng dẫn để khuyến khích đầu tư tư nhân vào ngành giáo dục nhưng đảm bảo không trái Luật.
Đơn cử như trong GDMN, có ý kiến cho rằng cần phải bãi bỏ điều kiện tuân thủ quy hoạch nhưng qua rà soát nhiều lần Bộ vẫn không thể bỏ; Vì trên thực tế nhiều khu CN, Khu chế xuất không đảm bảo các điều kiện quy hoạch, không dành đất cho việc trường mầm non dẫn đến tình trạng thiếu trường mầm non như hiện nay.
Cũng ở bậc học này, điều kiện hoạt động kinh doanh còn là để đảm bảo đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo các điều kiện nuôi dưỡng trẻ. Không thể không tuân thủ các điều kiện xây trường mầm non để chạy theo số lượng, các trường được cấp phép vẫn phải đảm bảo các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sạch sẽ…
Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CCHC
Các thành viên Tổ công tác của Thủ tường Chính phủ đánh giá cao kết quả Bộ GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2017 và CCHC, xây dựng thể chế |
Tại buổi làm việc, các thành viên tổ công tác cũng đánh giá cao về kết quả hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2017 và kế hoạch năm 2018, kết quả CCHC của Bộ GD&ĐT.
Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ GDĐT hoàn thành 100% Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong năm Bộ GDĐT nhận được 684 nhiệm vụ, kết quả: Đã hoàn thành 525 nhiệm vụ (trong đó có 51 nhiệm vụ hoàn thành quá hạn); đang triển khai (trong hạn) 156 nhiệm vụ.
Bộ GDĐT cũng đã trình ban hành 100% các văn bản quy định chi tiết thi hành luật được Quốc hội và Chính phủ giao. Bộ GDĐT đã chú trọng hoàn thiện thể chế nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi và khắc phục các bất cập về GDĐT.
Các ý kiến cũng như đánh giá cao 2 dự án Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật giáo dục đại học được Chính phủ thông qua, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.