Ký ức kinh hoàng của một người thoát chết trong vụ tấn công khủng bố 11/9

GD&TĐ - " Ngày 11/9/2001, 2 máy bay bị không tặc khống chế đâm thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ như một cặp tên lửa" - Một nhân chứng đã thoát chết thần kỳ trong vụ khủng bố kể lại.

Tòa tháp Thương mại Thế giới ở New York bị 2 máy bay lao vào ngày 11/9/2001.
Tòa tháp Thương mại Thế giới ở New York bị 2 máy bay lao vào ngày 11/9/2001.

Những người ở phía trên của điểm va chạm tại Trung tâm thương mại dường như chắc chắn sẽ chết, đặc biệt là bất cứ ai bị mắc kẹt trong Tháp Bắc. Tuy nhiên, một số người ở những nơi cao nhất của Tháp Nam đã vượt qua được. Đối với nhiều người, cuộc hành trình của họ xuống chiếc cầu thang còn nguyên vẹn cuối cùng đầy nguy hiểm và sợ hãi.

Một người may mắn hiếm có trong số đó là Joe Dittmar, cha của 4 con. Khi đó, ông làm việc trên đỉnh của Tháp Nam vào buổi sáng mà al Qaeda phát động cuộc tấn công trên bầu trời New York trong xanh, thơ mộng.

Ông Joe Dittmar - người may mắn thoát chết trong vụ khủng bố 11.9
Ông Joe Dittmar - người may mắn thoát chết trong vụ khủng bố 11.9

Dittmar cho biết cuộc thoát chết đáng kinh ngạc của mình 20 năm trước như vừa diễn ra hôm qua.

Những khoảnh khắc khó khăn trong hành trình đi xuống từ tầng 105, cách đỉnh tháp 5 tầng, vẫn ám ảnh Dittmar và có thể sẽ không bao giờ mất đi.

Trên tầng 90, ông “trải qua 30 hoặc 40 giây tồi tệ nhất trong cuộc đời” khi ông và những người khác được lệnh sơ tán khỏi tòa nhà nhưng không được biết lý do. Sau đó họ phải dừng lại và tụ tập lại với nhau.

“Đó là cơ hội lần đầu tiên chúng tôi có thể nhìn ra cửa sổ phía bắc và thấy cảnh tượng không thể tin được” – Dittmar nhớ lại và mô tả khung cảnh của Tháp Bắc: “thật ghê rợn”.

Vài phút trước đó, chuyến bay 11 của American Airlines, máy bay phản lực Boeing 767 chở 76 hành khách, 11 phi hành đoàn và 5 tên không tặc, đã đâm vào Tháp Bắc, từ tầng 93 đến tầng 99.

 “Những lỗ đen khổng lồ” đã được đục thủng qua Tháp Bắc và “ngọn lửa đỏ, đỏ hơn bất kỳ màu đỏ nào mà tôi từng thấy trước đây”, lấp ló bên cạnh tòa nhà và vượt xa ngoài tầng cao nhất. “Tôi nhớ mình đã có thể nhìn xuyên qua làn khói đó, xuyên qua ngọt lửa đó, vào những lỗ đen khổng lồ trong tòa nhà và nhìn thấy thân của một máy bay lớn, một chiếc máy bay lớn nằm bên trong tòa nhà. Khi đó tôi tự nghĩ làm sao mà phi công lại không nhìn thấy tòa nhà đó? Làm sao anh ta lại đâm vào tòa nhà?”

Trong sự kinh hoàng, Dittmar chứng kiến giấy, đồ đạc văn phòng và mọi người bị hút ra khỏi tòa tháp ngoài ý muốn. “Tôi rất sợ, rất sợ!” – ông nói.

Sau đó, có một khoảnh khắc khác, khi Dittmar đi xuống cầu thang, xung quanh tầng 73, chuyến bay 175 của United Airliens lao vào Tháp Nam, chỉ cao hơn vị trí của ông nửa tầng.

Sự dữ dội thảm khốc của cú va chạm khiến tay vịn tường vỡ, bê tông “bắt đầu nứt đổ và bậc thềm phía dưới gợn “như sóng biển”. Một “quả cầu nhiệt”ngột ngạt thổi qua ông và lao xuống cầu thang và ông có thể ngửi một mùi rất lạ, mùi nhiên liệu máy bay.

Cảnh tượng tòa tháp đôi bị tấn công.
Cảnh tượng tòa tháp đôi bị tấn công.

Khi Dittmar đến cầu thang, một thông báo từ hệ thống của tòa nhà nói rằng Tháp Nam đã an toàn, mọi người nên quay lại bàn làm việc của mình nhưng nếu muốn sơ tán thì nên làm một cách an toàn và không hoảng sợ. Nhiều người thốt lên: “Chúa ơi, sao họ có thể nói điều gì đó như thế được?”. Nhưng thực ra, trong hoàn cảnh đó, nó rất nhiều ý nghĩa. “Có tới 25.000 người trong mỗi tòa nhà, bên ngoài là cơn mưa của bê tông, thép và thi thể, 25.000 người có thể đi đâu?” – ông nói.

Cuối cùng, sau một hành trình khủng khiếp, Dittmar cũng có thể gọi điện cho gia đình và nói với họ rằng anh đã thoát chết.

“Âm thanh của hàng trăm, hàng nghìn, có thể là hàng chục nghìn người, trên các đường phố New York đồng loạt hét lên. Đó là âm thanh mà mỗi ngày, tôi nghe thấy vào buổi sáng và cũng là âm thanh cuối cùng tôi nghe thấy vào ban đêm. Nó không mất đi” – Dittmar chia sẻ.

Theo 9news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ