Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Chuẩn bị mọi phương án hướng đến thí sinh

GD&TĐ - Bên cạnh sự chuẩn bị nghiêm cẩn, hoạt động hỗ trợ thí sinh được lưu ý đặc biệt. Hoạt động ôn tập, nội dung luôn được nhà trường phổ biến đến giáo viên và học sinh là “nghiêm túc nhưng không căng thẳng” để tạo tinh thần tốt nhất cho thí sinh.

Thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Thiên Thanh
Thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Thiên Thanh

Lên phương án cho thí sinh ở xa điểm thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2019, Cao Bằng có 20 điểm thi. Chuẩn bị cho kỳ thi này, Cao Bằng lên phương án rất chi tiết nhằm bảo đảm cho những học sinh ở xa điểm thi. Trong đó, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường tổ chức họp phụ huynh lớp 12 để quán triệt các yêu cầu tổ chức thi và xây dựng phương án phối hợp quản lý việc đi lại, ăn, ở của thí sinh ở xa địa điểm thi trong kỳ thi. Vận động phụ huynh cho con em dự thi ở xa đến ở nhờ nhà họ hàng, người quen ở gần địa điểm thi, có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không để thí sinh phải bỏ thi vì thiếu ăn, thiếu chỗ nghỉ.

Các trường có thí sinh dự thi THPT quốc gia tại Cao Bằng năm nay đều phải nắm được trường hợp học sinh ở xa có nhu cầu đến ở gần địa điểm thi mà không có anh, em họ hàng, người quen để lập danh sách cụ thể, liên hệ với trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện để những học sinh này vào ở ký túc xá của trường; có thể tổ chức ăn tập trung tại đây. Trường THPT, trung tâm GDNN - GDTX có các học sinh này cần bố trí giáo viên chưa được điều động coi thi thực hiện nhiệm vụ trực thi và quản lý thí sinh tại chỗ nghỉ (cung cấp số điện thoại cho thí sinh) để chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến thí sinh. Trường hợp điều kiện cơ sở vật chất của trường PTDTNT huyện không đáp ứng, lãnh đạo các đơn vị cần chủ động liên hệ với BCĐ thi của huyện, thành phố để có biện pháp giải quyết.

Với các phòng GD&ĐT trên địa bàn, Sở GD&ĐT yêu cầu dành sự quan tâm giúp đỡ trong công tác tổ chức thi với tinh thần trách nhiệm cao. Khi các trường THPT có nhu cầu về địa điểm thi dự phòng, phòng GD&ĐT căn cứ địa điểm và khả năng về số lớp học có thể dùng làm phòng thi của các đơn vị trực thuộc, giới thiệu cho trường THPT bảo đảm các điều kiện để tổ chức coi thi và thuận lợi nhất trong việc di chuyển của học sinh.

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Hỗ trợ thí sinh tối đa 

Tại Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết toàn tỉnh có 12.408 thí sinh đăng ký dự thi. Tại 28 điểm thi với 526 phòng thi; Tỉnh huy động 526 cán bộ coi thi, 1.476 cán bộ giám sát, 28 trưởng điểm, 60 thư ký, 476 nhân viên phục vụ (gồm trật tự viên, tạp vụ, lao công, y tế, bảo vệ). Hầu hết thí sinh được bố trí thi tại trường đang học hoặc gần trường nên chủ động phương tiên đi lại. Thí sinh tự do đăng ký dự thi tại trường THPT đã học hoặc trường THPT nơi có hộ khẩu thường trú; nên không có nhu cầu chỗ trọ.

Về các hoạt động khác, chia sẻ của ông Phê, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị đổi mới dạy học năm học 2018 - 2019 và việc ôn tập cho học sinh ngay từ đầu năm học, bảo đảm yêu cầu dạy học và hỗ trợ rèn luyện kỹ năng làm bài thi; tổ chức thi thử cho học sinh lớp 12. Các trường tuyên truyền, quán triệt, phổ biến Quy chế thi, tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, bảo đảm học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm chắc Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn. Tổ chức đăng ký dự thi, xét tuyển bảo đảm kịp thời, thuận lợi cho thí sinh; hỗ trợ thí sinh các thông tin cần thiết, cập nhật các thông tin, văn bản đến các điểm ĐKDT và trên cổng thông tin điện tử của Sở. Bố trí điểm thi hợp lý, thuận lợi cho việc ăn, ở, đi lại của thí sinh và cán bộ tham gia tổ chức thi.

Tại Bến Tre, phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia 2019 đã được nêu cụ thể trong Chỉ thị của UBND tỉnh. Cũng với tinh thần hướng về thí sinh, tỉnh này yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với ngành GD-ĐT trong đảm bảo phương tiện giao thông công cộng vận chuyển cho thí sinh dự thi. Tỉnh Đoàn tổ chức tốt hoạt động tiếp sức mùa thi, tư vấn hỗ trợ thí sinh trong quá trình tham gia dự thi, đặc biệt là thí sinh tự do; không để thí sinh không thể dự thi vì lý do hoàn cảnh khó khăn.

Sở Y tế phối hợp với ngành Giáo dục trong bảo đảm sức khỏe cho thí sinh; có phương án hỗ trợ ngành Giáo dục, cử cán bộ y tế trực tiếp tham gia cấp cứu kịp thời những trường hợp ốm đau bất thường của học sinh khi diễn ra các kỳ thi. Chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến huyện và các trung tâm y tế chuẩn bị các loại vật tư thiết yếu và cơ số thuốc phù hợp để đáp ứng kịp thời yêu cầu chữa trị, chăm sóc y tế. Có phương án hỗ trợ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đề phòng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh, đặc biệt là ở các nơi tổ chức điểm thi, in sao đề thi, chấm thi; có phương án chuẩn bị nhằm kịp thời xử lý các tình huống khi có dịch bệnh hoặc ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các điểm thi…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.