Kỷ niệm 90 năm cuộc đấu tranh lưu huyết tại Nhà ngục Kon Tum

GD&TĐ - Ngày 12/12, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm cuộc đấu tranh lưu huyết tại Nhà ngục Kon Tum (12/12/1931 – 12/12/2021).

Lễ kỷ niệm 90 năm cuộc đấu tranh Lưu huyết tại nhà ngục Kon Tum (12/12/1931 – 12/12/2021).
Lễ kỷ niệm 90 năm cuộc đấu tranh Lưu huyết tại nhà ngục Kon Tum (12/12/1931 – 12/12/2021).

Tại buổi lễ các đại biểu cùng toàn thể nhân dân ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc. Bên cạnh đó, tri ân sự quả cảm, hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cộng sản trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai tại Nhà ngục Kon Tum cách đây 90 năm.

Nhà ngục Kon Tum do thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1915-1917, là nơi giam giữ tù chính trị được lập sớm nhất ở khu vực Tây Nguyên nhằm đàn áp phong trào cách mạng của quân và dân ta. Từ năm 1929, thực dân Pháp đã bắt đầu đưa tù nhân chính trị từ nơi khác về giam giữ tại Nhà ngục Kon Tum.

Trong 6 tháng thi công đường 14 (từ tháng 12/1930 đến tháng 6/1931), đã có tới 150 trong số gần 300 tù chính trị bị giam giữ tại Nhà ngục Kon Tum chết thảm. Những người sống sót cũng chỉ còn "da bọc xương với bệnh tật đầy người".

Chứng kiến sự tàn bạo của kẻ thù, ngày 12/12/1931, khi thực dân Pháp thực hiện chính sách ly gián tù nhân và chuẩn bị đưa một số tù còn lại lên Đăk Pét làm đường đã gặp phải sự đấu tranh quyết liệt của tù chính trị ở Lao ngoài.

Trước sự phản đối quyết liệt của tù chính trị, nhiều binh lính Pháp đã đến vây ráp, điên cuồng nã súng tàn sát tù nhân, làm 8 người chết, 8 người bị thương.

Không khuất phục, những người tù chính trị tiếp tục đấu tranh kiên quyết, nhưng một lần nữa thực dân Pháp đã nã súng tàn sát cuộc đấu tranh tuyệt thực, làm 7 chiến sĩ hy sinh và 8 người bị thương.

Đại biểu dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
Đại biểu dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum - Dương Văn Trang xúc động chia sẻ: Cuộc đấu tranh lưu huyết và tuyệt thực của các chiến sỹ Cộng sản tại nhà lao Kon Tum đã gây tiếng vang lớn trong dư luận thế giới về quyền tự do công lý và nhân phẩm con người. Qua đó, làm cho nhân dân trong nước và trên thế giới thấy rõ hơn về chính sách cai trị lao tù tàn bạo của Pháp ở Đông Dương.

Qua cuộc đấu tranh, đã khắc họa chân thực bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sỹ cộng sản trước lưỡi lê, mũi súng tàn bạo của quân thù, thể hiện ý chí khát vọng vươn lên giành quyền tự do, đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, Tổ quốc.

Sân khấu hoá cuộc đấu tranh lưu huyết.
Sân khấu hoá cuộc đấu tranh lưu huyết.

“90 năm đã trôi qua, hình ảnh những người tù chính trị tại Ngục Kon Tum ngã xuống vì độc lập, tự do cho đất nước, vì lý tưởng cao đẹp vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim của bao thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau. Những dòng máu cộng sản đã lưu huyết trên mảnh đất này để phong trào cách mạng Kon Tum hình thành và phát triển...

Nhìn lại quá khứ hào hùng, sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ cách mạng tại Ngục Kon Tum, với niềm căm phẫn trước sự tàn ác của giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, cảm nhận và tri ân sâu sắc trước những mất mát đau thương mà kẻ thù đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân tỉnh Kon Tum càng hun đúc thêm truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống”, Bí thư Dương Văn Trang xúc động chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.