Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền

GD&TĐ - Ngày 14/9/2016 (tức là ngày 14 tháng 8 Âm lịch), nhân dân và chính quyền xã Đường Lâm nói riêng và UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) nói chung đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền
Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 1Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 2Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 3Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 4Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 5Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 6Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 7Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 8Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 9Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 10Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 11Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 12Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 13Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 14Kỷ niệm 1.078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.072 năm ngày giỗ Ngô Quyền ảnh 15

Đường Lâm – mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sinh ra hai vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc. 

Thế kỷ thứ 8 năm 791, Phùng Hưng đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường. Thế kỷ thứ 10 năm 938, Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, đã đánh tan 20 vạn thủy quân Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Ngày 14/9, với lòng thành kính tôn vinh vị anh hùng cứu nước lừng danh trong lịch sử dân tộc, rất nhiều đoàn  từ các huyện thị, thành phố từ khắp nơi đổ về tham dự Lễ kỷ niệm 1078 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1072 năm ngày giỗ vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

Đặc biệt là con cháu dòng họ Phùng và dòng họ Ngô từ bốn phương trở về nguồn cội - để tổ chức Lễ hội, nhằm ôn lại truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc và tưởng nhớ Vua Ngô Quyền. 

Ngoài phần Lễ, với nghi thức truyền thống, nhân dân thôn Cam Lâm (Đường Lâm) và các ban Lễ hội của 9 thôn trong xã, tái hiện lại không khí  và con người của một vùng đất thiêng  trong một vùng đất thân thương của làng quê yên ả, thanh bình; phần Hội được tổ chức sinh động với các trò chơi dân gian.

Thầy trò trường THCS Đường Lâm đã có mặt để tham gia ngày Lễ đặc biệt này. Thầy Nguyễn Bác Ái - thành viên Ban tổ chức Lễ hội, Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ: Học sinh rất có ý thức khi tham gia Lễ hội. Thời gian, trang phục và các nghi lễ, thầy trò nhà trường tham gia như một phần công việc. Đây cũng là thời điểm để các em ôn lại truyền thống cha ông, quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. 

Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm - ông Phan Văn Lợi - cho biết: Sở dĩ Lễ hội diễn ra rất an toàn, trang nghiêm, thành kính là do ý thức của người dân nơi này. Lòng tự hào và sự tôn kính của 11.000 dân Đường Lâm với vị Vua anh hùng  thể hiện qua việc cùng chung tay tổ chức  và phói kết hợp rất tốt với chính quyền.

Đường sá được chỉ dẫn cho từng đoàn xe, thẳng lối,  và không va quệt. Nơi này không có nạn chèo kéo khách, các hàng đặc sản như hoa quả trái cây, bánh trái… không  ai được “thét” với giá trên trời như ở nhiều nơi khác.  Không có chuyện cờ bạc, bất kể dưới hình thức nào. 

Lòng mến khách của nhân dân Đường Lâm và cách tổ chức Lễ hội bài bản nơi đây khiến cho du khách an lòng và vui vẻ khi đến với Đường Lâm, đến với lễ hội.  

Đó là nét đáng ghi nhận nhất của Lễ hội này. 

Đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.
Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung.  Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh.  Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi).
Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền.
Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là “Cây di sản” cấp quốc gia.
Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền)  nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua “đã mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ