Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ chốn đông người

Nếu không thể chạy thoát khỏi vụ nổ ngay, hãy lập tức ngồi hoặc nằm sát xuống đất hết mức có thể. Co người lại, hay tay che đầu và tai để giảm thiểu thương vong.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Di chuyển càng xa vụ nổ càng tốt

Theo Wikihow, khi xảy ra cháy nổ, hãy cố gắng hết sức di chuyển ra xa hiện trường. Càng cách xa trung tâm vụ nổ, khói lửa, khí độc và các chấn động càng giảm dần.

Theo quán tính, đám đông sẽ tìm mọi cách phân tán ra khỏi vụ nổ. Để giữ an toàn cho bản thân, hãy di chuyển theo dòng người và bình tĩnh tìm cơ hội thoát hiểm. 

Cố gắng không chen ngang hoặc đi ngược lại đám đông để không bị xô ngã, giẫm đạp. Nếu có thể, trốn sau một bức tường và bịt tai lại. Hét to hết mức để ngăn ngừa các thương tổn màng nhĩ. Luôn cố gằng bảo vệ đầu, tai và mắt.

2. Ngồi thụp xuống

Nếu không thể chạy thoát kịp thời khỏi vụ nổ, hãy ngay lập tức ngồi hoặc nằm sát xuống đất hết mức có thể. Co người lại, đưa hai tay che đầu và tai để giảm thiểu thương vong. 

Nhảy xuống nấp ở bất kỳ chỗ lõm, hố, kênh, rãnh trên mặt đất, càng sâu càng tốt. Chính những rãnh sâu, vũng nước sẽ giúp tăng cơ hội sống cho bạn.

3. Lăn lộn khi bị cháy bỏng

Các vụ nổ rất dễ gây cháy và bỏng. Một khi lửa bén vào quần áo của bạn, hãy dừng di chuyển, lăn, dụi quần áo xuống đất để tắt lửa. Hãy cố gắng làm ướt mình và dập tắt lửa xung quanh nếu có nguồn nước gần đó. 

Hoảng loạn, chen chúc, chạy nhanh khi cơ thể bị bắt lửa chỉ khiến lửa càng lan nhanh trên người bạn và dễ gây nguy hiểm cho người khác.

4. Gọi cứu hỏa ngay lập tức

Gọi số điện thoại cứu hỏa (114) là điều quan trọng mà nhiều người hay quên khi trong tâm trạng sợ hãi cùng cực. Đây là việc làm rất quan trọng, hãy nhớ rằng sự có mặt của lực lượng cứu hỏa sẽ giúp làm giảm thiểu thương vong khi một vụ cháy nổ xảy ra. 

Khi xe cứu hỏa đến, hãy cố gắng quan sát các nhân viên cứu hộ và nghe theo sự chỉ dẫn của họ.

Tại TP HCM, từ tháng 5 năm nay đã liên thông tổng đài báo tin khẩn cấp 113, 114, 115. Theo đó, người dân có thể gọi vào một trong 3 số này đều có thể báo cháy, cấp cứu hay cần lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh.

5. Sơ cứu khẩn cấp

Thực hiện sơ cứu đơn giản và gọi cứu trợ ngay lập tức nếu có người bị thương. Nếu vụ nổ không được xác minh rõ nguồn gốc, hãy báo cáo với cơ quan chức năng khi bạn nhận thấy có đối tượng khả nghi.

6. Giữ bình tĩnh

Luôn kiểm soát sự sợ hãi của mình. Hãy nhớ rằng tại bất kỳ sự kiện hay nơi đông người, các nhà chức trách cũng đã chuẩn bị sẵn những phương án cứu trợ phòng rủi ro xảy ra. Đám đông càng hỗn loạn chỉ khiến nguy cơ thương vong xảy ra nhiều hơn do chèn ép, dẫm đạp lẫn nhau.

Trong mọi tình huống, hãy luôn giữ bình tĩnh để phán đoán và hành động một cách chính xác nhất. Thông thường đám đông hoảng loạn sẽ không chú ý xung quanh và có thể bỏ qua những chỉ dẫn thoát hiểm. 

Về phần bạn, hãy cố gắng quan sát xung quanh xem có người nào biết chỗ thoát nạn tốt nhất không và làm theo hướng dẫn của họ.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.