Kỳ IV: Những tên tuổi khoa học bị lãng quên

GD&TĐ - Trong nỗ lực phát minh ra bóng điện, Thomas Edison chỉ có một vài đối thủ ít ỏi. Một trong các đối thủ “nặng ký” là Joseph Swan. Hai người gần như chạy đua sát nút trong một cuộc thi có ý thức để giành chiến thắng.

Kỳ IV: Những tên tuổi khoa học bị lãng quên

Bóng đèn điện

Swan bắt đầu các thử nghiệm về bóng điện của mình trước Edison, nhưng công nghệ của ông lại không ngang bằng. Để hình thành chiếc bóng đèn, cần có bơm hút chân không. Phải mất 10 năm sau khi Swan bắt đầu các thí nghiệm của mình, chiếc bơm chân không mới được hoàn thiện. Ông công bố chiếc bóng đèn đầu tiên của mình vào tháng 2/1879, 8 tháng sau khi Edison giới thiệu thành quả của mình.

Mặc dù Swan là người đầu tiên sáng chế ra bóng điện, nhưng Edison mới là người phát triển ý tưởng này và biến nó thành hiện thực trong cuộc sống hàng ngày. Hai loại bóng điện này đều khá giống nhau, có hình thức tương tự bóng đèn hiện nay và sử dụng dây platinum và carbon để tạo ánh sáng.

Tuy nhiên, phát minh của Swan cần một dòng điện có cường độ rất mạnh, khiến chiếc bóng đèn trở nên quá nóng và sáng rực, khiến độ bền không đảm bảo. Chính vì tuổi thọ của loại bóng đèn này ngắn ngủi đến nực cười nên nó đã không thể trở thành vật hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, bóng đèn này khi đốt lên cũng nhanh chóng tạo nên một lớp muội dày bên trong khiến nó trở thành vô dụng.

Trong khi đó, Edison sử dụng loại dây tóc mỏng hơn, có điện trở rất cao. Điều này giải quyết các vấn đề trong sáng chế của Swan và đưa tên tuổi ông gắn liền với phát minh bóng điện.

Điện thoại

Mặc dù tên tuổi Alexander Graham Bell được gắn với sự phát minh ra điện thoại, nhưng điều đó cũng chỉ có nghĩa là ông sở hữu tấm bằng phát minh. Thực tế, ông là người đi sau hai nhà khoa học khác là Elisha Gray và Antonio Meucci, những người đã sáng tạo ra điện báo thoại.

Nhiều năm trước khi sáng chế của Bell được đưa ra, Meucci là một người Ý di cư, được ghi nhận là người sáng chế ra điện báo. Năm 2002, Hạ nghị viện Mỹ cũng công nhận điện báo là sáng chế của Meucci. Tuy nhiên, ông đã không may mắn để nhận tin này khi còn sống.

Một trường hợp khá thú vị khác nữa là Elisha Gray. Ông và Bell đã nhờ luật sư tới văn phòng phát minh để xin xác nhận bằng sáng chế điện thoại trong cùng một ngày: Ngày 14/2/1876. Tuy nhiên, Gray, một giáo sư đại học, đã nhận được bằng sáng chế bởi luật sư của Bell đã đến trước, đứng thứ tự số 5, trong khi luật sư của Elisha Gray giữ thứ tự số 39. Tuy nhiên, một số người cho rằng, đây là sai lầm của các nhân viên văn phòng sáng chế, trước ngày hôm đó, Gray đã ra một tuyên bố công cộng về phát minh của mình và ông mới là người xứng đáng nhận được tấm bằng nói trên.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ