Kỳ II: Những tên tuổi khoa học bị lãng quên

GD&TĐ - Khi nói về những nghiên cứu đầu tiên về bầu trời và thiên văn học, hầu hết chúng ta đều nghĩ tới Galileo Galilei, thế nhưng ông lại không phải là người phát minh ra kính viễn vọng. Chiếc kính viễn vọng đầu tiên được tạo thành bởi một người đàn ông tên là Hans Lippershey, vào năm 1608.

Kỳ II: Những tên tuổi khoa học bị lãng quên

Kính viễn vọng

Các loại ống kính và thấu kính đã được phát minh từ nhiều năm trước đó, nhưng Lippershey là người đầu tiên cố gắng để tạo nên một thứ ống kính đặc biệt hơn nhiều. Mặc dù, nhiều người cho rằng một mình ông đã phát minh ra kính viễn vọng, nhưng Lippershey luôn từ chối nên bằng sáng chế chính thức được trao cho 3 người: Lippershey, Zacharias Jansen và Jacob Metius. Tất nhiên, chiếc kính viễn vọng mà họ đã tạo nên chỉ có thể phóng to vật thể lên gấp 3 – so với công nghệ thời hiện đại thì quả là một trời một vực.

Khoảng 1 năm sau khi kính viễn vọng đầu tiên ra đời, Galileo đã bỏ công nghiên cứu kính thiên văn đơn giản, vốn chỉ sử dụng một thấu kính lõm và một thấu kính lồi khiến cho vật thể hiện ra lớn hơn và gần hơn. Chỉ sau một đêm, ông đã cải thiện thiết kế này và hoàn thiện chiếc kính viễn vọng mới trong những ngày sau đó. Galileo đã trình ý tưởng của mình lên Thượng viện khiến cho nhiều người tưởng rằng chính nhà thiên văn học này đã phát minh ra kính viễn vọng.

Vô tuyến truyền hình

Sự phát minh ra vô tuyến truyền hình có thể không giống như một phát minh khoa học, nhưng là một sáng kiến ứng dụng khoa học vô cùng thành công. Các khía cạnh công nghệ của TV đều mang tính khoa học cao, mặc dù nói chung, TV không phải là một công cụ sử dụng để phát triển khoa học.

Việc xác định công lao của người đã phát minh ra vô tuyến truyền hình là một cuộc tranh cãi đã diễn ra trong một thời gian dài. Đây là một việc vô cùng khó khăn bởi có nhiều người cùng đóng góp công sức. Mặc dù dựa trên một số phát minh ban đầu có liên quan đến việc truyền tải hình ảnh và âm thanh không dây, nhưng chiếc vô tuyến truyền hình hiện đại được gắn bó với hai tên tuổi nhà khoa học, đó là Philo Taylor Farnsworth (người Mỹ) và Vladimir Kosma Zworykin (gốc Nga). Cuối cùng, Farnsworth nhận được bản quyền trong việc bán những chiếc vô tuyến truyền hình, mặc dù chính Zworykin mới là người đầu tiên nhận bằng sáng chế.

Zworykin cũng nhận bằng sáng chế cho một công cụ hoạt động dưới dạng tạo hình ảnh nhờ một ống quét bằng điện. Một thời gian ngắn sau đó, Farnsworth đã có thể hiển thị các tín hiệu truyền hình được truyền qua một thiết kế tương tự như thiết bị của Zworykin, nhưng đã được thay đổi đi đôi chút.

Những sự khác biệt này được tranh cãi trong nhiều năm và cuối cùng đã kết thúc ở tòa án. Mặc dù, Zworykin đã phát minh ra ý tưởng ban đầu, nhưng thiết bị chưa thể hoạt động một cách đầy đủ nếu không có sự hoàn thiện của Farnsworth. Vụ kiện đã được dàn xếp khi thầy giáo khoa học của Farnsworth được triệu tập tại tòa và đã làm chứng rằng Farnsworth từng chia sẻ với thầy giáo ý tưởng của mình về ống quét điện từ khi mới 14 tuổi.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ