Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội: Nổi cộm việc quản lý đất và phòng, chữa cháy

GD&TĐ - Phiên làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội dành trọn một ngày để chất vấn các thành viên UBND Thành phố về một số nhóm vấn đề có tính thời sự, bức xúc, nổi cộm đang được đông đảo cử tri, nhân dân Thủ đô và dư luận quan tâm.

Quang cảnh phiên làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội (Ảnh: HNM).
Quang cảnh phiên làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội (Ảnh: HNM).

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung 3 nhóm nội dung chất vấn và trả lời chất vấn được đưa ra tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội ngày 9/7 gồm: Thứ nhất, tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn thành phố. Thứ 2, đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố. Thứ 3 liên quan đến nội dung công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Làm rõ hiệu quả công tác, kiểm tra PCCC

Tại phiên họp Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, việc chất vấn 3 nhóm vấn đề trên không chỉ đáp ứng yêu cầu của các vị đại biểu HĐND TP mà còn đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân Thủ đô.

Đặt câu hỏi chất vấn, thời gian qua xảy ra một số vụ cháy nổ nghiêm trọng liên quan đến cơ sở kinh doanh Karaoke. Hiện vẫn còn hơn 300 cơ sở hoạt động chui, các đại biểu đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra tình trạng trên, biện pháp giải quyết? Việc thực hiện thủ tục thẩm đinh PCCC còn mất nhiều thời gian, nguyên nhân do Công an TP hướng dẫn còn chung chung gây bức xúc cho người dân, đề nghị Giám đốc Công an TP làm rõ vấn đề này?

Theo Giám đốc Công an TP Đoàn Duy Khương, từ năm 2016 đến nay, Công an TP đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 10.000 trường hợp vi phạm về PCCC với số tiền gần 30 tỷ đồng…

Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương trả lời chất vấn (Ảnh: KTĐT).
 Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn  Duy Khương trả lời chất vấn (Ảnh: KTĐT).

Giám đốc Công an TP.Hà Nội Đoàn Duy Khương cũng cho biết, Công an thành phố đã chuyển 5 công trình vi phạm sang VKS đánh giá chứng cứ, cân nhắc khởi tố vụ án. Đó là các tòa chung cư CT4, CT5A, CT5B, CT6, CT1 Khu đô thị Văn Khê (phường La Khê, quận Hà Đông); chung cư CT3A Khu đô thị Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm), nhiều hộ gia đình tại 76 Cự Lộc (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) và dự án 89 Phùng Hưng (quận Hà Đông).

“Các công trình này có sai phạm rất nghiêm trọng, nhiều công trình chúng tôi thấy rằng không thể khắc phục về giải pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) được nên phải chuyển...”, Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin. Tuy nhiên, ông Khương cũng cho biết: “Chúng tôi còn đang đánh giá chứng cứ, chứ chưa hẳn chuyển sang là khởi tố ngay”.

Khó xử lý “xe dù, bến cóc” vì sao?

Trước những vấn đề được cử tri quan tâm như đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố. Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, TP đã giao Sở nghiên cứu thực hiện một số dự án đường sắt đô thị theo hình thức PPP.

Sở đã hoàn thiện dự thảo về các quy định đối với lĩnh vực này, chuẩn bị trình TP xem xét. Tuy nhiên, vừa qua Chính phủ có ban hành một số nghị định, quyết định thay thế quy định cũ, đặc biệt là thay đổi quy định về lựa chọn nhà thầu, do đó, Sở phải rà soát lại, chưa thể hoàn thành báo cáo tham mưu cho TP.

Liên quan đến việc thu hút đầu tư cho đường sắt đô thị, Sở đã tham mưu cho UBND TP công bố danh mục kêu gọi đầu tư tại các Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017, 2018. Trong quá trình thảo luận và cân đối nguồn lực, UBND TP đã có chỉ đạo trước mặt tập trung vào 3 tuyến đường sắt đô thị số: 2, 3, và 5.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ Thanh Xuân) chất vấn tại kỳ họp (Ảnh: KTĐT).
 Đại biểu  Nguyễn Minh Đức (tổ Thanh Xuân) chất vấn tại kỳ họp (Ảnh: KTĐT).

Về câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Đức về xử lý tình trạng xe dù, các bến cóc, Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương cho rằng, đây là thực trạng nhiều năm trên địa bàn Thủ đô, là nội dung nhức nối trong khâu đảm bảo trật tự ATGT.

Các lực lượng chức năng phối hợp Thanh tra giao thông, các lực lượng an ninh cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các đơn vị, chủ phương tiện không có các hành vi bắt khách dọc đường, chạy sai luồng. Nếu chúng tôi làm mạnh, ráo riết thì các trường hợp này biến tấu thành xe hợp đồng đón khách tại nhà, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi phát hiện, xử lý.

“Về các giải pháp, hiện chưa có giải pháp đột biến. Ở các bến xe, nhất là ở bến xe Mỹ Đình, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền, dán các pano, áp phích trên xe, tuyên truyền chung, giáo dục lái xe chấp hành” – Giám đốc Công an TP chia sẻ.

Lý do chưa xử lý được dự án có quyết định thu hồi?

Trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu về vấn đề nêu trên, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông trả lời về 18 dự án vi phạm (như tại Ba Đình, Phú Xuyên, Hoài Đức…) mà TP đã có quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013, các chủ đầu tư vi phạm việc bồi thường hỗ trợ theo quy định khi nhà nước thu hồi đất, khi rà soát lại cho thấy: Các trường họp này chậm thực hiện GPMB, các tổ chức không phối hợp, không kê khai kiểm đếm đo vẽ để Hội đồng GPMB quận huyện tiến hành GPMB, không cung cấp tài liệu, không bàn giao nhà xưởng…

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông trả lời chất vấn tại phiên họp (Ảnh: KTĐT).
 Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông trả lời chất vấn tại phiên họp (Ảnh: KTĐT).

Trước đây theo quy định của Luật Đất đai 2013, cấp nào có quyết định thu hồi đất thì cấp đó ra quyết định cưỡng chế, gây khó khăn cho các quận huyện trong tổ chức cưỡng chế vì việc ký quyết định cưỡng chế thuộc UBND TP. Đến 2017, Nghị định 01 của Chính phủ có quy định mới là việc ra quyết định này thuộc thẩm quyền UBND quận, huyện. Nên, Sở kiến nghị các quận huyên tổ chức GPMB với 18 dự án này, nếu chủ đầu tư không phối hợp thì tổ chức cưỡng chế theo quy định.

Với việc xác định nghĩa vụ tài chính với 26 dự án, Sở đã tổ chức thuê tư vấn, xác định nghĩa vụ tài chính với 23 dự án, chủ đầu tư đã nộp tiền theo quy định. Còn 3 dự án gồm: Bãi đỗ xe công cộng ở Phùng Khoang, đang đôn đốc GPMB; với dự án Công ty CP lắp máy ở Phú Thượng và dự án ở 275 Nguyễn Trãi (Công ty Hưng Việt), Sở đã thuê tư vấn, trong tuần tới sẽ triển khai.

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh nhận định, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm điều chỉnh các dự án. Trước tiên là do thay đổi, điều chỉnh quy hoạch chung và các phân khu trên địa bàn TP dẫn đến một số dự án không phù hợp quy hoạch thực tế. Bên cạnh đó, do Luật quy hoạch thay đổi, bỏ cấp phép quy hoạch, dẫn đến một số dự án bị chậm...

Theo kế hoạch, kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội diễn ra từ ngày 8 đến 10/7. Tại kỳ họp này, HĐND TP Hà Nội cũng sẽ xem xét các báo cáo, tờ trình và thông qua 14 nghị quyết thường kỳ, chuyên đề và một nghị quyết về nhân sự.3 – Trích dẫn quan trọng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.