Bài toán thu hút đầu tư xã hội hóa
Một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần quy định huy động chính sách đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để toàn xã hội thực hiện. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) cho rằng công trình thủy lợi cần nguồn vốn lớn, nhưng thu hồi vốn chậm và chịu nhiều rủi ro nên khó thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hó?
Đại biểu Tuân cho rằng, các công trình thủy lợi lớn đảm bảo phục vụ phòng, chống thiên tai, sản xuất nông nghiệp, quốc phòng, an ninh cần vốn đầu tư lớn cần quy định đầu tư bằng ngân sách Nhà nước; các công trình nhỏ, nội đồng do địa phương quản lý và tùy theo thực tế Nhà nước có cơ chế chính sách từng bước huy động xã hội hó? Song, cần có lộ trình cụ thể vì hoạt động thủy lợi còn phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, tưới tiêu, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậ?..
Đại biểu Dương Tuấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng băn khoăn về tính khả thi của quy định “người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng”.
Ông Quân nêu 2 tình huống: Tình huống thứ nhất, khi Luật có hiệu lực thi hành sẽ chuyển từ thủy lợi phí sang giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi; khi đó các tổ chức, cá nhân phải trả tiền để sử dụng dịch vụ thủy lợi; ngoài ra họ phải chịu thêm phí đầu tư xây dựng công trình đấu nối với hệ thống dẫn nước chính, thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quy định như vậy sẽ tạo nên áp lực gánh nặng về kinh tế đối với người nông dân. Tình huống thứ hai là trường hợp khu đất canh tác của người nông dân nằm cách xa công trình thủy lợi, đầu mối công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phải đi qua khu đất của người khác mà họ không đồng ý xây dựng công trình thủy lợi đấu nối đi qua, sẽ khó thực hiện.
Đại biểu Quân đề nghị Ban soạn thảo nên nghiên cứu theo hướng tạo thuận lợi hơn với người nông dân.
Ràng buộc trách nhiệm quy trình vận hành
Đóng góp ý kiến bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) đề xuất quy định cần ghi rõ: “Việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phải tính toán chặt chẽ các yếu tố, địa chất, địa chấn, hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội để đảm bảo an toàn cao nhất cho công trình, tính mạng con người và hiệu quả của việc đầu tư”.
Đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) nhận thấy qua thực tiễn, việc bảo vệ công trình thủy lợi thường xảy ra vi phạm mốc chỉ giới và có sự cố trong thiên tai là chủ yếu và thực hiện phương châm 4 tại chỗ nên việc huy động vật tư bảo vệ công trình thủy lợi thuộc trách nhiệm một phần không nhỏ của UBND các cấp trong công tác bảo vệ công trình thủy lợ? Vì vậy, đại biểu Tuân đề nghị quy định rõ về trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi là: Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND các cấp thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợ?
Cùng chung quan điểm, đại biểu Mai Thị Kim Nhung (Quảng Trị) khẳng định quy trình vận hành công trình thủy lợi là điều kiện cơ bản, tiên quyết để đưa vào khai thác công trình thủy lợ? Đại biểu Nhung kiến nghị cần xem xét quy định theo hướng ràng buộc trách nhiệm trong việc lập và thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợ?