Kỳ 2: Những cộng đồng kỳ lạ trong lòng đất

 

Kỳ 2: Những cộng đồng kỳ lạ trong lòng đất

Những đứa con rơi ở Bucharest

Hệ thống lòng cống ngầm của Bucharest, Romania, là nơi cư trú của hàng trăm người. Dân cư nơi này chủ yếu là trẻ em mồ côi trốn vào cống rãnh khi chính phủ thay đổi vào năm 1989, dẫn đến tình trạng đóng cửa nhiều trại trẻ mồ côi.

Cư dân nơi này sống ở giữa ô nhiễm và rác rưởi. Nhiều người không có giường mà chỉ nằm trên đống quần áo mục nát. Họ hiếm khi có thực phẩm đúng nghĩa mà thường phải sử dụng thức ăn ôi thiu nhặt nhạnh được từ thùng rác. Như với bất kỳ cộng đồng nào bị tàn phá bởi đói nghèo, rất nhiều cư dân của cộng đồng này là những kẻ lạm dụng ma túy.

Cộng đồng trong các hệ thống cống rãnh sinh sống dưới sự điều khiển của một người đàn ông tên là Bruce Lee. Ông ta thường “đi tuần” xung quanh với một bầy chó. Nhân vật này được coi là vua của xã hội trong hệ thống cống ngầm Bucharest, vì ông ta “nắm quyền sinh quyền sát”, là người đưa quyết định ai được phép chuyển vào. Bruce Lee đã sống ở đó suốt 24 năm. Ông cho biết những cư dân này thường sử dụng ma túy để “hóa giải” những vấn đề mà họ phải đối mặt trong tuyệt vọng.

Trong lòng cống cũng có một số lượng lớn trẻ em. Nhiều em được sinh ra ở đó. Chúng không gọi là nhà để trở về, và cũng không muốn rời đi. Điều này đúng ngay cả khi Lee nói rằng ông đang xây dựng một ngôi nhà tốt hơn bên ngoài Bucharest cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số người nói rằng Lee chỉ lừa gạt, vì ông ta đã nói điều tương tự trong nhiều năm.

Trong khi đó, cảnh sát gần như bất lực trong việc đưa những người này ra khỏi hệ thống cống ngầm. Họ thường xuyên phong tỏa các lối vào, nhưng cư dân nơi này vẫn dễ dàng tìm ra những lối vào bí mật.

Cộng đồng dưới lòng đất Manhattan

Có hàng chục ngàn người vô gia cư sống ở New York. Một số sống bên trong một đường hầm Amtrak dài 4 km (2,5 dặm) bên dưới Công viên Riverside ở Manhattan. Những cư dân ban đầu chuyển đến đó vào năm 1980 khi đường hầm đầu tiên bị bỏ hoang. Năm 1991, họ trở nên vô gia cư một lần nữa, khi đường hầm Amtrak bắt đầu được tái sử dụng. Sau đó, nhiều cá nhân trở lại sống trong những ngóc ngách và những vết nứt bên trong.

Andrea Star Reese, một nhiếp ảnh gia và nhà làm phim, đã ghi lại cuộc sống của những người sống trong lòng đất Manhattan, thậm chí còn phát hành một cuốn sách ảnh về họ. Theo Reese, đa số đã chọn sống dưới lòng đất vì những nơi trú ẩn của chính phủ không sạch sẽ hoặc đủ thuận lợi.

Sử dụng ma túy là một tệ nạn của các cư dân sống trong các đường hầm ở đây. Một số đã đến các trung tâm cai nghiện để điều trị, nhưng không được chấp nhận do không đủ điều kiện. Chính phủ thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, thậm chí tấn công để đưa các cư dân ra khỏi các đường hầm, khiến nhiều người phải ra đi.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.