Kon Tum: Trao chỉ dẫn địa lý cho sâm quý

GD&TĐ - Chiều 26/8, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ.

Ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ KH&CN -trao giấy chứng nhận cho UBND tỉnh Kon Tum
Ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ KH&CN -trao giấy chứng nhận cho UBND tỉnh Kon Tum

Sau 4 năm hoàn thiện các thủ tục, Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00049 cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh cho 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.

Chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh được bảo hộ trên phạm vi các xã Măng Ri, Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và xã Trà Lĩnh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).

Việc sâm Ngọc Linh được chứng nhận chỉ dẫn địa lý sẽ là cơ hội quảng bá rộng rãi sản phẩm sâm Ngọc Linh ra thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, việc cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý còn đóng vai trò tích cực trong việc liên hệ đến chất lượng, duy trì danh tiếng.

Trước đây, sâm Ngọc Linh mọc dày dưới tán rừng ở độ cao trên 1.200 m. Sâm Ngọc Linh được người nơi đây dùng như một loại thuốc. Sâm còn được quân y dùng để chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sỹ tham gia kháng chiến.

Giờ do giá trị quá lớn nên sâm tự nhiên bị con người khai thác gần như cạn kiệt. Trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp các ngành liên quan, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Đến nay, tỉnh Kon Tum đã bảo tồn và phát triển được trên 300 ha sâm Ngọc Linh được trồng trên núi Ngọc Linh ở độ cao 1.800-2.500 m.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.