Kon Tum: Cầu treo xuống cấp đe dọa sinh mạng người dân

GD&TĐ - Những năm qua để vào được khu sản xuất hay vận chuyển nông sản ra ngoài, người dân xã Đăk Na phải chật vật di chuyển qua cây cầu treo tạm bợ hay vượt suối.

Người dân khó khăn khi vận chuyển nông sản từ khu sản xuất của 3 thôn là Đăk Rê 1, Đăk Rê 2 và thôn Hà Lăng ra ngoài.
Người dân khó khăn khi vận chuyển nông sản từ khu sản xuất của 3 thôn là Đăk Rê 1, Đăk Rê 2 và thôn Hà Lăng ra ngoài.

Vào ngày mưa, nước dâng cao bà con không dám đi lại vì nước chảy xiết.

10 năm qua, gia đình ông A Lối (53 tuổi, trú thôn Đăk Rê 1, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cùng hàng trăm hộ dân phải di chuyển trên cây cầu treo dài hơn 60m để vào khu sản xuất.

Theo ông A Lối, nói là cầu treo, tuy nhiên người dân chủ yếu là đi bộ, còn việc di chuyển bằng xe máy khá khó khăn và nguy hiểm. Bởi lối đi nhỏ, mặt cầu làm bằng ván nên mùa mưa dễ bị trơn trượt, té ngã.

Theo tìm hiểu, cây cầu này dẫn vào khu sản xuất của 230 hộ dân 3 thôn là Đăk Rê 1, Đăk Rê 2 và thôn Hà Lăng (xã Đăk Na).

Cây cầu này được UBND xã triển khai vào năm 2009 với vật liệu đơn giản như sắt phi 6, ván, cột gỗ và dựng theo kiểu cầu treo. Tuy nhiên, nhiều lần cây cầu hư hỏng, xuống cấp nhưng do không có kinh phí nên chính quyền xã chỉ hỗ trợ sắt, thép còn người dân tự bỏ công sửa chữa.

Tương tự, đường vào khu sản xuất của 93 hộ dân làng Kon Chai và Lê Văng (xã Đăk Na) là những đoạn dốc cao vun vút, nhưng chỉ vừa 1 người đi. Một bên là những dải đất cao chót vót, bên còn lại là vực sâu.

Để vào được khu sản xuất người dân phải di chuyển qua con suối Đăk Na dài hơn chục mét trên cây cầu treo Nông Pot do bà con tự làm. Cây cầu treo được chắp vá tạm bợ bằng bởi những tấm ván bìa, rộng khoảng 20cm. Những đoạn hư hỏng, mục nát người dân sử dụng tre, nứa chắp nối lại.

Anh A Bêm (27 tuổi, làng Kon Chai, xã Đăk Na) cho biết, mặc dù có nhiều diện tích nương rẫy bên kia suối. Tuy nhiên, người dân chỉ có thể canh tác và di chuyển vào mùa khô. Bởi mùa mưa, nước chảy xiết gây khó khăn, nguy hiểm khi bà con đi lại.

Anh A Bêm kể, vào mùa mưa bão năm 2021, cây cầu bị cuốn trôi. Để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND xã đã hỗ trợ sắt thép để bà con làm lại cầu. Mặc dù, cây cầu được sửa sang chắc chắn hơn nhưng người dân chỉ có thể đi bộ. Để có thể chở nông sản qua, người dân phải điều khiển xe máy vượt dòng suối.

“Những ngày mưa khi xe máy đi qua nước ngập vào bugi dẫn đến tắt máy. Do đó, bà con hy vọng trời nắng để có thể dễ dàng qua lại. Tôi cũng mong rằng, các cơ quan chức năng quan tâm, sửa chữa và làm mới cây cầu để bà con yên tâm khi di chuyển”, anh Bêm nói.

Về vấn đề này, ông A Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Na cho biết, 2 cây cầu này phục vụ việc đi lại, canh tác cho hơn 320 hộ dân trên địa bàn. Từ ngày có cây cầu, bà con không phải lội qua suối để canh tác. Tuy nhiên, đến mùa thu hoạch, bà con chỉ có thể sử dụng xe máy đèo nông sản vượt suối.

“Vào mùa mưa bão, các cây cầu này thường xuyên bị lũ cuốn trôi khiến người dân không thể đến khu sản xuất canh tác. Sau những lần bị cuốn trôi, địa phương thường hỗ trợ người dân sắt thép làm lại cầu. Hiện xã đã đưa 2 cây cầu này vào danh mục để kiến nghị các cơ quan thẩm quyền có phương án đầu tư, sửa chữa”, ông A Dũng nói.

Theo thống kê của UBND huyện Tu Mơ Rông, trên địa bàn có 18 cây cầu cần được nâng cấp, sửa chữa. Việc nâng cấp, sửa chữa là rất thiết yếu tuy nhiên địa phương vẫn đang gặp phải khó khăn khi thiếu nguồn vốn thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.