Hà Tĩnh: Truy tìm "thủ phạm" làm nước cống nổi bọt màu hồng

GD&TĐ - UBND thành phố Hà Tĩnh vừa cử cán bộ kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân nước cống Đập Bợt (phường Thạch Quý) có màu “lạ” và nổi bọt hồng, bốc mùi hôi thối.

Cán bộ quan trắc, phòng Tài nguyên môi trường Thành phố Hà Tĩnh lấy mẫu nước xét nghiệm.
Cán bộ quan trắc, phòng Tài nguyên môi trường Thành phố Hà Tĩnh lấy mẫu nước xét nghiệm.

Sau khi Báo GD&TĐ phản ánh về hiện tượng nước cống Đập Bợt (phường Thạch Quý) bỗng dưng đổi màu hồng và tạo thành từng lớp bọt bốc mùi, ngay trong chiều 27/3, lãnh đạo UBND thành phố đã xuống hiện trường để lấy mẫu xét nghiệm.

Theo một lãnh đạo UBND thành phố: “Tại thời điểm kiểm tra, những lớp bọt hồng đã tan, nhưng chúng tôi đã chỉ đạo cán bộ quan trắc môi trường lấy mẫu nước để xét nghiệm. Đồng thời, phối hợp với phía công an môi trường soát xét trong khu dân cư, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh, tìm nguyên nhân tận gốc”.

“Về lâu dài, UBND thành phố sẽ có quy hoạch tổng thể, chuyển các hộ sản xuất đến vị trí có khu xử lý nước thải”, vị lãnh đạo này cho biết thêm.

UBND thành phố Hà Tĩnh lấy mẫu nước để xét nghiệm xác định nguyên nhân việc nước nổi màu và tạo bọt màu hồng.
UBND thành phố Hà Tĩnh lấy mẫu nước để xét nghiệm xác định nguyên nhân việc nước nổi màu và tạo bọt màu hồng.

Trước đó, Báo GD&TĐ có phản ánh, vào chiều 26/3, tại khu vực cống Đập Bợt (thuộc phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) xuất hiện dòng nước “lạ” màu hồng. Dòng nước này khi đi qua khu vực miệng cống Đập Bợt đã tạo thành những lớp bọt hồng, bốc mùi hôi thối và chảy thẳng ra khu vực sông Cụt.

Chiều ngày 27/3, những lớp bọt hồng đã tan nhưng bèo và các loại cây 2 bên bờ cống vẫn phủ một lớp màu hồng.
Chiều ngày 27/3, những lớp bọt hồng đã tan nhưng bèo và các loại cây 2 bên bờ cống vẫn phủ một lớp màu hồng.

Theo người dân, hiện tượng này đã xuất hiện trong nhiều năm qua. Người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương về sự việc nhưng vẫn không được giải quyết triệt để.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ