Hà Tĩnh: Khan hiếm vật liệu, nhà thầu dùng đá tảng đắp nền đường?

GD&TĐ - Từng bị chủ đầu tư “tuýt còi” về việc dùng vật liệu không đúng với thiết kế, nhưng nhà thầu vẫn tiếp tục dùng đá thay đất để đắp nền đường.

Hà Tĩnh: Khan hiếm vật liệu, nhà thầu dùng đá tảng đắp nền đường?

Dự án nâng cấp đường huyện lộ ĐH 136 (đoạn từ ĐT1 đến kênh N1 sông Rác) thuộc xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được đầu tư tổng nguồn vốn 12 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện, trong đó kinh phí xây lắp 6,6 tỷ đồng.

Công trình do Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh làm chủ đầu tư; Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Liên Minh thi công; đơn vị giám sát là công ty CP tư vấn thiết kế xây dựng số 6 Hà Tĩnh.

Sau khi hoàn thành, công trình được kỳ vọng sẽ góp phần kết nối giao thông phát triển du lịch biển Kỳ Xuân thuộc huyện Kỳ Anh.

Dự án nâng cấp đường huyện lộ ĐH 136 (đoạn từ ĐT1 đến kênh N1 sông Rác) thuộc xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang được nhà thầu dùng đá hộc để đắp nền đường
Dự án nâng cấp đường huyện lộ ĐH 136 (đoạn từ ĐT1 đến kênh N1 sông Rác) thuộc xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang được nhà thầu dùng đá hộc để đắp nền đường

Theo thiết kế, đoạn đường này có chiều dài 1,4km, chiều rộng 9m, trong đó mặt đường 7m. Dự án được khởi công từ tháng 8/2019, dự kiến hoàn thành tháng 8/2020. Tuy nhiên do vướng giải phóng mặt bằng nên dự án bị chậm tiến độ. Sau khi điều chỉnh xin gia hạn, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2021.

Thế nhưng, thay vì thực hiện theo đúng dự toán thiết kế ban đầu, đơn vị thi công đã sử dụng đất đắp nền không đạt tiêu chuẩn. 

Chiều 14/5, ghi nhận của PV báo GD&TĐ tại công trình Nâng cấp đường huyện lộ ĐH 16 thuộc thôn Phương Giai, xã Kỳ Bắc (huyện  Kỳ Anh), nhà thầu đang triển khai một số hạng mục như làm mương, đắp nền đường…

Phần vật liệu đắp nền trộn lẫn nhiều đá
Phần vật liệu đắp nền trộn lẫn nhiều đá
Trong đó có nhiều tảng đá với kích cỡ "khủng"
Trong đó có nhiều tảng đá với kích cỡ "khủng"

Tại phần đường đã bóc phong hóa, nhà thầu cho xe chở vật liệu để bắt đầu đắp nền. Điều đáng nói, số vật liệu này đa phần là đá chỉ xen lẫn một ít đất, thậm chí trong số đó có rất nhiều tảng đá với kích cỡ “khủng”.

Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Minh (Cán bộ kỹ thuật BQL Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh) cho biết: “Theo thiết kế, đoạn đường này phải sử dụng đất K95 để đắp nền. Việc sử dụng đá, hay đất lẫn đá là không đúng thiết kế và đảm bảo chất lượng của công trình".

Giải thích về việc này, ông Minh cho rằng, nguồn vật liệu đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh đang rất khó khăn.

Ông Minh cũng tỏ ra khá bất ngờ khi nhà thầu này lại tiếp tục sử dụng đá để làm nền đường. Bởi cách đây gần 1 tháng,  Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh vừa có công văn chấn chỉnh việc công ty TNHH đầu tư và xây dựng Liên Minh sử dụng vật liệu sai với thiết kế.

Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh từng có công văn chấn chỉnh việc đổ vật liệu sai thiết kế đối với công ty TNHH đầu tư và xây dựng Liên Minh
Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh từng có công văn chấn chỉnh việc đổ vật liệu sai thiết kế đối với công ty TNHH đầu tư và xây dựng Liên Minh

Cụ thể, ngày 25/4, Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh đã đi kiểm tra thực tế và phát hiện nhiều sai phạm như: vật liệu đắp nền lẫn nhiều đá tảng không đảm bảo tiêu chuẩn; không tổ chức nghiệm thu đất đắp lớp 1 đã chuyển giai đoạn đắp đất lớp 2; một khối lượng đất phong hóa không đổ đúng nơi quy định…

Ngày 28/4, chủ đầu tư đã có công văn số 27 về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công công trình nâng cấp đường huyện lộ ĐH 136. Tại công văn, chủ đầu tư yêu cầu phía nhà thầu phải di dời toàn bộ khối lượng “đất lẫn đá” ra khỏi công trường. Ngoài ra,  đơn vị giám sát phải cử cán bộ có trình độ, năng lực thường xuyên có mặt tại hiện trường đôn đốc đẩy nhanh tiến độ cũng như đảm bảo chất lượng công trình…

Mặc dù đã có văn bản xử lý từ phía cơ quan chức năng, nhưng nhà thầu vẫn tiếp tục dùng đá tảng để thay đất đắp nền. Liên quan sự việc này, ông Minh cho biết, phía Ban quản lý sẽ cử cán bộ xuống hiện trường xem xét và bóc dỡ toàn bộ khối vật liệu không đúng với thiết kế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...