Bò "đi dạo" trong ngôi trường hơn chục tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh

GD&TĐ - Được đầu tư 15 tỷ đồng để đào tạo các ngành nghề chăn nuôi thú y, trồng trọt... nhưng sau nhiều năm bỏ hoang, Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh đã biến thành bãi chăn thả trâu bò.

Bò "đi dạo" trong ngôi trường hơn chục tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh
Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh có diện tích rộng khoảng 4,6 ha, đóng tại thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Trường được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư xây dựng, nâng cấp vào năm 2000 với số vốn lên tới 15 tỷ đồng.

Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh có diện tích rộng khoảng 4,6 ha, đóng tại thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Trường được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư xây dựng, nâng cấp vào năm 2000 với số vốn lên tới 15 tỷ đồng.

Nhà trường có một dãy nhà học cao 4 tầng, ký túc xá 3 tầng và dãy nhà xưởng, nhà thí nghiệm 2 tầng với kỳ vọng sẽ đào tạo hàng ngàn học viên các ngành nghề chăn nuôi thú y, trồng trọt...

Nhà trường có một dãy nhà học cao 4 tầng, ký túc xá 3 tầng và dãy nhà xưởng, nhà thí nghiệm 2 tầng với kỳ vọng sẽ đào tạo hàng ngàn học viên các ngành nghề chăn nuôi thú y, trồng trọt...

Năm 2012, trường tiếp tục đầu tư xây dựng thêm dãy nhà thư viện 3 tầng trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Do không thu hút được học viên, năm 2013 UBND tỉnh có chủ trương cho sáp nhập vào Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp với Trường Đại học Hà Tĩnh, thành một cơ sở đào tạo ngành nông nghiệp.

Năm 2012, trường tiếp tục đầu tư xây dựng thêm dãy nhà thư viện 3 tầng trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Do không thu hút được học viên, năm 2013 UBND tỉnh có chủ trương cho sáp nhập vào Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp với Trường Đại học Hà Tĩnh, thành một cơ sở đào tạo ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, khi Trường Đại học Hà Tĩnh được chuyển xây dựng vị trí mới ở xã Cẩm Vịnh (huyên Cẩm Xuyên), khoa Nông nghiệp của trường cũng được chuyển về tại đây. Trường Đại học Hà Tĩnh không có nhu cầu sử dụng nên Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp bỏ hoang từ đó đến nay.

Tuy nhiên, khi Trường Đại học Hà Tĩnh được chuyển xây dựng vị trí mới ở xã Cẩm Vịnh (huyên Cẩm Xuyên), khoa Nông nghiệp của trường cũng được chuyển về tại đây. Trường Đại học Hà Tĩnh không có nhu cầu sử dụng nên Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp bỏ hoang từ đó đến nay.

Do không sử dụng nên một số phòng học đã xuống cấp. Nhiều phòng học, khu vực cầu thang, hành lang... bị biến thành nơi tập kết đồ đạc, vật dụng, rác thải nằm ngổn ngang.

Do không sử dụng nên một số phòng học đã xuống cấp. Nhiều phòng học, khu vực cầu thang, hành lang... bị biến thành nơi tập kết đồ đạc, vật dụng, rác thải nằm ngổn ngang.

Bò "đi dạo" trong ngôi trường hơn chục tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh ảnh 6
Tường, lan can, khuôn viên nhà trường đều bị cây cối, rêu mốc phủ kín.

Tường, lan can, khuôn viên nhà trường đều bị cây cối, rêu mốc phủ kín.

Theo một lãnh đạo Trường ĐH Hà Tĩnh, Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp đã được bàn giao lại cho UBND tỉnh Hà Tĩnh quản lý cách đây khoảng 4 năm. Phía tỉnh giao cho Sở Tài chính bán, chuyển nhượng nhưng vẫn chưa bán được. Gần đây nhất, tỉnh đang làm thủ tục chuyển nhượng cho một đơn vị khác sử dụng, còn phía trường đang thuê bảo vệ để bảo vệ tài sản ở trường bỏ hoang này.

Theo một lãnh đạo Trường ĐH Hà Tĩnh, Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp đã được bàn giao lại cho UBND tỉnh Hà Tĩnh quản lý cách đây khoảng 4 năm. Phía tỉnh giao cho Sở Tài chính bán, chuyển nhượng nhưng vẫn chưa bán được. Gần đây nhất, tỉnh đang làm thủ tục chuyển nhượng cho một đơn vị khác sử dụng, còn phía trường đang thuê bảo vệ để bảo vệ tài sản ở trường bỏ hoang này.

Không có người chăm sóc, cỏ mọc um tùm, xung quanh khuôn viên trường trở thành nơi lý tưởng để người dân xung quanh "biến" thành nơi chăn thả bò.

Không có người chăm sóc, cỏ mọc um tùm, xung quanh khuôn viên trường trở thành nơi lý tưởng để người dân xung quanh "biến" thành nơi chăn thả bò.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…