Kinh tế 6 tháng cuối năm: Cần những chính sách mềm dẻo

GD&TĐ - Ngày 11/7 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức tọa đàm Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2018. Đây là hoạt động thường niên được VEPR thực hiện từ năm 2016, nhằm cập nhật và thảo luận kịp thời những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế Việt Nam.

Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam. Theo Viện trưởng VEPR - PGS. TS Nguyễn Đức Thành, quý II/2018 chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, nổi bật trong đó là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều và căng thẳng thương mại giữa Mỹ với các đối tác lớn. Kinh tế các nước phát triển tiếp tục phục hồi dù không còn mạnh mẽ như thời gian qua, trong khi Trung Quốc tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ổn định.

Giữa bức tranh đan xen của nền kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng tích cực 6,79% trong quý II/2018. Nền kinh tế chứng kiến sự lên - xuống của các ngành. Điển hình như ngành Công nghiệp chế tác tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng thì ngành Khai khoáng đã suy giảm trở lại, cho thấy sự phục hồi trong quý I/2018 chỉ mang tính thời vụ. Bên cạnh đó, mặt “không sáng” của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm cần lưu ý là số doanh nghiệp thành lập mới không nhiều so với cùng kỳ năm 2017 trong khi số doanh nghiệp dừng hoạt động lại tăng tới 75,7% tương đương 31.668 doanh nghiệp khiến cho số việc làm mới được tạo ra không đáng kể.

Lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng trở lại gửi đi nhiều tín hiệu đáng quan tâm. Dù cán cân thương mại tiếp tục thặng dư quý thứ tư liên tiếp, nhưng tỷ giá vẫn chịu sức ép tăng mạnh trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế bộc lộ những lo ngại khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang. Hiện tượng này cho thấy, nhiều rủi ro vĩ mô đang xuất hiện dưới một hình thức mới, đòi hỏi các đánh giá kịp thời.

Trước bức tranh gồm nhiều màu sáng - tối của nền kinh tế, PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, Việt Nam cần có chính sách tiền tệ mềm dẻo để tận dụng nguồn hàng nhập khẩu giá rẻ cũng như kích cầu tiêu dùng, cùng với đó hạn chế việc tăng thuế...

TS Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm: Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể lựa chọn phát triển kinh tế để tạo công ăn việc làm, tăng GDP ở mức 6,7-6,8% và chấp nhận lạm phát ở mức trên dưới 4%. Còn về lâu dài, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với hạn chế lạm phát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ