Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học môn ngữ Văn trong trường THCS

Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học môn ngữ Văn trong trường THCS

(GD&TĐ) - Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh họa, truyền thụ kiến thức cho học sinh, là nội dung nguồn thông tin giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường;

Đồ dùng dạy học là một công cụ không thể thiếu đối với một giáo viên đứng lớp. Nó là một dụng cụ trực quan, sinh động giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất. Vì vậy việc nghiên cứu về đồ dùng dạy dọc một cách khoa học và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học là một vấn đề cần thiết và bức bách. Đòi hỏi chúng ta phải có suy nghĩ tích cực về nó thì mới đạt được hiệu quả mong muốn cao nhất.

Trong nhà trường trung học cơ cở (THCS) hiện nay đồ dùng dạy học trong thiết bị một số đã bị hư hỏng, một số khác không còn sử dụng được, do nhiều nguyên nhân như: Thời gian, Không có nơi cất giữ đúng quy định (do những năm trước đây cơ sở vật chất còn nghèo, không đảm bảo), do bảo quản, do lũ lụt… và cũng có nguyên nhân đồ dùng kém chất lượng…nên không còn sử dụng được. Nhiều bài học lại không có đồ dùng dạy học, nhất là những trường vùng sâu vùng xa, nên việc làm đồ dùng dạy học trong giai đoạn hiện nay trong nhà trường THCS là hết sức cần thiết. Nó giúp cho việc truyền thụ kiến thức của người giáo viên đến học sinh một cách có hiệu quả nhất. Từ đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay.

* Giải pháp về về việc tự làm đồ dùng dạy học đạt hiệu quả trong trường THCS.

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa 6, 7, 8, 9 và tra cứu lại xem bài nào có đồ dùng trong thiết bị và bài nào không có… từ đó giáo viên nghiên cứu suy nghĩ để thiết kế ra sản phẩm ưu việt nhất nhằm phục vụ việc giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.

- Từ việc nghiên cứu trên chúng ta thống kê lại những bài nào có dạng giống nhau để chúng ta có thể làm 1 đồ dùng mà dạy được nhiều bài nhất.

- Mang ra bàn bạc với tổ chuyên môn để thống nhất trong việc làm các đồ dùng.

- Tận dụng các vật liệu bỏ đi để làm đồ dùng từ giáo viên và học sinh như: ván ép, lịch phong cảnh, Lịch lock…

- Sau đó lên kế hoạch và tiến hành làm đồ dùng đưa ra giảng dạy và dự giờ rút kinh nghiệm.

Ví dụ 1: Trong bộ môn ngữ văn khối 6, 7, 8, 9 chúng ta chọn ra những bài có nội dung gần nhau. Từ đó mang ra thống nhất làm đồ dùng dạy học, nhằm mục đích khi đã làm một sản phẩm đồ dùng dạy học dạy được nhiều bài hơn như: trong chương trình ngữ văn 6 bài 21 chương trình địa phương phần tiếng việt – Rèn luyện chính tả (SGK trang 43) và khối 7 có bài 34 chương trình địa phương phần tiếng Việt – Rèn luyện chính tả (SGK trang 148 cả hai bài có nội dung giống nhau là rèn chính tả. 

Cả hai bài này tập trung vào rèn các lỗi chính tả như:

Các phụ âm đầu như: tr và ch; s và x; r,d  và gi; v và d.

Các phụ âm cuối như: c và t; n và ng;

Các nguyên âm như: i và iê.

Từ đó chúng ta đi đến làm “Bảng rèn chính tả” để dạy 2 bài này.

Bảng rèn luyện chính tả này chúng ta có các từ cho trước nhưng khuyết các thành phần thường mắc lỗi như đã nói ở trên. Các phần khuyết này chúng ta dán vào một miếng ván ép nhỏ vừa đủ dán vào phần khuyết.

Chúng ta đọc các từ đó lên và kết hợp với bảng này và cho các em lấy dán xuống phần khuyết. Sau đó cho học sinh nhận xét và đi đến kết luận đúng hay sai.

Qua bảng này, các em có thể thị phạm một cách trực quan, dễ hiểu. Giáo viên rất dễ dàng cho các em rèn luyện chính tả. (Chúng ta có thể tạo thêm nhiều từ mới dán vào nhiều miếng ván ép nhỏ để các em có thể mở rộng thêm)

(Bảng rèn chính tả - Giải B cấp tỉnh 2011 – của tác giả)
 (Bảng rèn chính tả - Giải B cấp tỉnh 2011 – của tác giả)

Ví dụ 2: Giáo viên có thể sưu tầm lịch phong cảnh, lịch lock (ở gia đình hoặc ở học sinh…) để làm đồ dùng.

Lịch lock hoặc lịch phong cảnh giáo viên có thể tận dụng 2 mặt: Mặt sau (trống) giáo viên có thể viết những ví dụ phần tiếng việt, hay những ngữ liệu ca dao, tục ngữ, những ví dụ phần tiếng việt, như một bảng phụ để phân tích cho học sinh từ đó đi vào phần nội dung bài học rất hiệu quả. Mặt có phong cảnh chúng ta có thể chọn cảnh phù hợp để dạy các bài của môn văn hay môn giáo dục công dân cũng rất tốt. ví dụ cảnh chùa một cột, cảnh vịnh Hạ Long, cảnh Động phong nha… dạy các bài học về cảnh đẹp đất nước Việt Nam… 

* Ngoài ra chúng ta còn có thể chọn nhiều bài có hình thức giống nhau để làm đồ dùng trên một bảng phụ như dạy bài các kiểu câu, bài cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ làm một đồ dùng dạy học cho các bài này.

Nếu biết tận dụng các đồ vật bỏ đi xung quanh chúng ta, giáo viên có thể thiết kế những đồ dùng dạy học rất tốt và đạt hiệu quả cao trong dạy học…

Để thực hiện tốt việc tự làm đồ dùng dạy học này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề chịu khó nghiên cứu kỉ chương trình sách giáo khoa, phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và lãnh đạo để sửa chữa cho phù hợp.

Phải có sự hưởng ứng chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí từ nhà trường đễ đề tài đạt chất lượng cao.

* Hiệu quả áp dụng

Việc tự làm đồ dùng dạy học có thể giúp cho người dạy có thể dễ dàng truyền thụ tri thức, người học dễ dàng lĩnh hội tri thức. Và có thể mang lại một kết quả tốt nhất trong quá trình giáo dục. Giúp giảm học sinh yếu kém, tăng học sinh khá giỏi, từ đó học sinh thích học môn của mình giảm học sinh bỏ học…

Nếu làm tốt đồ dùng dạy học thì học sinh sẽ tích cực học tập, hứng thú hơn trong quá trình tiếp thu bài, nâng cao chất lượng học tập góp phần nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi cho nhà trường.

Có thể làm bất cứ nơi đâu, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn… cũng có thể làm được và mang lại hiệu quả ngang nhau.

Thái Công Trường Giang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ