Những nội dung cần hướng dẫn kỹ
Bên cạnh lưu ý đăng kí lịch thực hành đúng theo qui định, thầy Lê Phú Hữu cho rằng, giáo viên cần hướng dẫn thật kĩ phần lý thuyết thực hành, kĩ năng sữ dụng thiết bị và cách lắp mạch điện cho học sinh trước khi thực hành, cụ thể như sau:
Bài thực hành này được chia làm 2 tiết. Ở tiết thứ nhất, giáo viên sẽ tiến hành dạy lý thuyết thực hành. Trong tiết này, theo thầy Hữu, nên chú ý giảng dạy kĩ để học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau:
Chuẩn bị 7 bộ dụng cụ thí nghiệm dòng điện không đổi, trong đó có một bộ thí nghiệm để giáo viên hướng dẫn làm mẫu - bộ này phải được chuẩn bị kiểm tra kĩ. Tiết này, giáo viên có thể tiến hành dạy trên phòng học hay phòng thực hành đều được.
Những nội dung cơ bản cần thực hiện trong tiết này như sau:
Chuẩn bị kĩ dụng cụ trước giờ dạy thí nghiệm thực hành
Điều kiện của nhà trường có 12 bộ thí nghiệm dòng điện không đổi, nên để kiểm tra nhanh được hoạt động của tất cả các bộ thí nghiệm, thầy Hữu đề xuất với tổ trưởng chuyên môn phân công tất cả giáo viên trong tổ cùng kiểm tra, cùng đo số liệu của các bộ thí nghiệm để kiểm tra xem bộ nào còn hoạt động, bộ nào không hoạt động, nguyên nhân không hoạt động ở thiết bị nào để kịp thời khắc phục.
Qua đó, giúp công việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm được nhanh chóng hơn, các giáo viên trong tổ chia sẻ, bàn luận thêm về chuyên môn trong công tác giảng dạy thực hành.
Qua việc kiểm tra, thầy Hữu nhận thấy mạch điện không hoạt động là do một số nguyên nhân thường gặp sau:
Hộp chứa nguồn pin tiếp xúc kém với pin do bị rỉ xét. Để khắc phục thì dùng giấy nhám đánh hết lớp rỉ.
Phích cắm 2 đầu dây dẫn tiếp xúc kém với nguồn nối pin và bảng điện do đầu phích cắm liên hết không khích với lỗ ghim. Để khắc phục, dùng tua vít đầu dẹp nối rộng đầu phích cắm của dạy dẫn.
Biến trở núm xoay bị lỏng liên kết với lỗ ghim. Để khắc phục ta dùng tua vit mở hộp biến trở ra rồi dung kiềm vặn ốc chặt lại.
Một số biến trở núm xoay bị cháy. Ta có thể sửa chửa hoặc dùng biến trở con chạy để thay thế cho biến trở núm xoay.
Đồng thời với việc kiểm tra dụng cụ, trao đổi môn, các giáo viên trong nhóm còn tiến hành đo số liệu mẩu suất điện động và điện trở trong của mổi bộ sau đánh số thứ tự vào bộ đó và lưu lại số liệu mẫu để thuận lợi cho việc đánh giá kết quả của các học sinh khi làm báo cáo thí nghiệm.
Hướng dẫn kĩ học sinh các bước thực hành
Trong tiết 2 là tiết thực hành, học sinh tiến hành làm thí nghiệm để lấy số liệu và xử lí số liệu. Tiết này được tiến hành tại phòng thực hành. Trong tiết dạy này để đạt được hiệu quả cao, thầy Hữu đã làm những việc sau:
Phô tô mẫu báo cáo thực hành cho mỗi học sinh một phiếu. Mẫu phiếu báo cáo thực hành thể hiện thang điểm chi tiết và yêu cầu cho các phần, nên học sinh sẽ các biết tiến hành thí nghiệm. Đồng thời, giáo viên cũng thuận lợi hơn cho việc chấm bài báo cáo của học sinh.
Chuẩn bị từ 9 đến 10 bộ thí nghiệm cho mỗi lớp tùy theo số lượng học sinh và phải có 2 bộ thí nghiệm dự phòng.
Khi bắt đầu vào tiết dạy, trước hết phải sinh hoạt cho học sinh nội qui phòng thực hành và yêu cầu của giáo viên.
Tiếp theo, giáo viên nhắc lại trình tự các bước cần thực hiện trong tiết học: lắp mạch điện, đo số liệu, viết báo cáo xử lí số liệu và cuối cùng là vệ sinh sắp xếp dụng cụ. Giáo viên chú ý là mỗi nhóm lấy chung kết quả đo của một bộ thí nghiệm, do đó các học sinh phải làm việc nhóm thật tốt.
Đặc biệt là giáo viên nhấn mạnh trong khâu lắp mạch điện phải lắp hở nguồn pin, chỉ khi nào giáo viên kiểm tra là lắp đúng mạch thì học sinh mới lắp kín nguồn cho mạch hoạt động. Do đó mỗi nhóm khi lắp mạch xong phải báo cáo cho giáo viên kiểm tra đúng mới được lắp nguồn.
Sau đó các nhóm nhận dụng cụ và mẫu báo cáo; trong mẫu báo cáo yêu cầu học sinh ghi vào phiếu chữ số được đánh dấu trên bộ thí nghiệm để thuận tiện cho giáo lấy kết quả mẫu đối chứng trong quá trình chấm của giáo viên.
Giáo viên chấm điểm trực tiếp vào mẫu báo cáo của mỗi học sinh ở mục nội qui, dụng cụ và thao tác, chỉ có phần kết quả sẽ được chấm sau tiết. Do đó để đảm bảo thực hiện tốt công bằng giáo viên phải bao quát tất cả các học sinh thật tốt.
Trong tiết, nếu có bộ thí nghiệm nào không hoạt động được thì yêu cầu học sinh nhanh chóng đổi bộ thí nghiệm khác được dự phòng sẵn trên bàn giáo viên. Đồng thời yêu cầu sửa lại số ghi của bộ dụng cụ trên bài báo cáo.
Ở cuối tiết thực hành cũng có phần nhận xét đánh giá kết quả học tập của lớp cũng như những nhận xét và tư vấn thêm cho học sinh.