![]() |
Gắn kết NCKH và đào tạo tiến sĩ là yêu cầu cấp thiết |
GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh (trường ĐH Nông nghiệp I) cho biết, NCS tại Mỹ phải nộp học phí cao khoảng 10.000 – 15.000 USD/năm và số tiền này sẽ được chuyển phần lớn từ trường về phòng thí nghiệm, nơi
![]() |
GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh |
mà NCS làm nghiên cứu. Tuy nhiên, số tiền này vẫn là không đủ để trang trải luận án. Do vậy có một số cách để NCS thực hiện luận án của mình. Phần lớn, NCS thực hiện luận án theo hình thức thực hiện một phần dự án của giáo sư và chi trả cho nghiên cứu của NS cũng chủ yếu là dự án của các giáo sư. GS tự tìm kiếm dự án sau đó đưa danh mục dự án đang thực hiện lên website. NCS sẽ theo các vấn đề đó mà đăng ký GS hướng dẫn. GS sẽ là người phỏng vấn trực tiếp để quyết định việc nhận NCS. Cũng có trường hợp NCS làm thêm các phần việc trong dự án khác để được trả tiền trợ lý nghiên cứu luận án. Đa số NCS không có học bổng của Chính phủ đều thực hiện theo mô hình này.
Tại Nhật, cách thực hiện dự án, đề tài và luân án NCS ở Nhật cũng tương tự như ở Mỹ. Tuy nhiên, theo TS.Phạm Văn Cường (trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội), sự khác biệt giữa Nhật và Mỹ là Chính phủ Nhật hỗ trợ nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng của phòng thí nghiệm. Ngoài ra, Chính phủ Nhật cũng ưu tiên cho NCS nước ngoài nên phòng thí nghiệm có nhiều NCS nhận học bổng của Chính phủ Nhật sẽ được chuyển kinh phí nhiều hơn và GS sử dụng số tiền này chỉ để mua hóa chất và thiết bị. Hơn nữa, số tiền học phí của NCS tại Nhật cũng rất cao nên số tiến này chuyển về phòng thí nghiệm có thể đủ cho nghiên cứu sinh thực hiện dự án.
Tại Bỉ, thực tế, NCS tại Bỉ thường không phải nộp học phí do chính sách miễn giảm nên trong thời gian NCS thực hiện luận án gần như bắt buộc phải nằm trong dự án của giáo sư. GS phải tự tìm kiếm dự án sau đó NCS sẽ đăng ký thầy và GS được quyền quyết định có hướng dẫn hay không. Có trường hợp NCS vừa làm luận án vừa làm trợ lý thêm cho thầy và được GS trả tiền và như vậy thời gian học có thể kéo dài 6 – 7 năm. Tuy nhiên, đa số các nguồn học bổng như Chính phủ Bỉ không hỗ trợ nghiên cứu nên ki biết sẽ nhận NCS, giáo dư sẽ viết dự án để xin kinh phí nghiên cứu trong đó có phần dành cho NCS thực hiện luận án.
GS.Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Gavan, Úc) cho biết, tại Úc, để xin học chương trình tiến sĩ, ứng viên phải có bằng thạc sĩ hoặc cử nhân hạng danh dự (tốt nghiệp ĐH cộng thêm 1 năm chú trọng vào nghiên cứu trong đó trên ½ môn học đạt thang điểm xuất sắc). Chương trình đào tạo tiến sĩ ở Úc bắt đầu bằng một đề cương. Các ứng viên phải viết 1 đề cương nghiên cứu trong vòng 2 – 3 trang, trong đó nói rõ mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả mong đợi. Đề cương sẽ được đệ trình cho trung tâm đào tạo và ở đây, hội đồng khoa học sẽ gửi đề cương cho 3 chuyên gia thẩm định xem đề án có thể hiện đóng góp mới hay không. Dựa vào thẩm định này và ý kiến của 3 chuyên gia, hội đồng khoa học sẽ quyết định nhận hay từ chối đề án nghiên cứu của ứng viên. Nếu bản đề cương được thông qua, ứng viên mới chính thức được trở thành NCS và bắt đầu chương trình nghiên cứu theo đúng khung thời gian đã được chấp nhận ở bản đề cương. Trong suốt quá trình nghiên cứu, NCS phải thường xuyên báo cáo kết quả với giáo sư hướng dẫn. Trong thời gian 3 năm của chương trình tiến sĩ (nhưng thường là 4 – 5 năm), NCS phải có ít nhất 2 bài viết xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành có phản biện và gửi tham luận tham gia một số hội nghị khoa học trong nước hoặc trên thế giới. Trong giai đoạn cuối, NCS phải nộp bản luận án tiến sĩ cho trường, trường sẽ gửi bản luận án này đến cho 2 – 3 giáo sư ở bất cứ nước nào trên thế giới nhờ thẩm định. Thời gian chấm luận án không quá 3 tháng. NCS tại Úc không phải bảo vệ luận án trước 1 ban giám khảo bao gồm các chuyên gia trong ngành như tại Mỹ, Nhật. Số bài đăng báo trên các tạp chí chuyên ngành có phản biện là môi trường thẩm định khắt khe hơn, rộng khắp hơn mới là nơi thẩm định chất lượng chính xác.
![]() |
GS. Nguyễn Văn Tuấn |
“ Trong hệ thống các trường ĐH của nước ta hiện nay, phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học được tổ chức khá rầm rộ và có quy củ: tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH cấp khoa, cấp trường và cấp Bộ. Tôi biết có những khoa có đến 200 báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên được trình bày trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học của khoa đó. Khi kể câu chuyện này với nhiều bạn tôi ở nước ngoài, phần lớn họ đều rất ngạc nhiên và không sao hiểu được. Theo họ, sinh viên (ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ, xuất sắc) không thể có đủ kiến thức chuyên ngành tối thiểu để bắt tay làm nghiên cứu, đó là chưa kể phải học nhiều môn học khác”. Đó là câu chuyện của GS.TSKH Đỗ Đức Thái (trường ĐH sư phạm I). Nói đến đào tạo NCS gắn với NCKH, GS.TSKH Đỗ Đức Thái cho rằng, mỗi nghiên cứu sinh ngay từ khi bước chân vào khoa học đã phải hiểu rõ: phải chấp nhận dấn thân vào thế giới khoa học chung của cả nhân loại, phải chấp nhận luận án được kiểm định quốc tế bằng cách phải có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế được Viện ISI kiểm định (ngoại trừ những ngành đặc thù như quân đội, an ninh, chính trị quốc gia).
Hiếu Nguyễn