Kiểu tắm được lưu truyền từ 70 năm trước của người Nhật giúp thải độc tố, chống lão hóa

Kiểu tắm được lưu truyền từ 70 năm trước của người Nhật giúp thải độc tố, chống lão hóa

Người Nhật nổi tiếng với những phương pháp chăm sóc sức khỏe rất độc đáo và một trong số đó là tắm enzyme dưỡng sinh. Cách thức thực hiện của loại tắm này nghe qua có vẻ đáng sợ nhưng khi biết được những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại thì rất nhiều người mê mẩn.

Tắm enzyme dưỡng sinh được cho là ra đời tại Nhật Bản cách đây hơn 70 năm, được tạo ra bởi một số nhà khoa học chuyên về lĩnh vực vi khuẩn và lên men. Tắm enzyme chỉ là một trong số rất nhiều sản phẩm hình thành từ quá trình lên men như bia, mỹ phẩm… 

Tắm enzyme dưỡng sinh là gì?

Ngoài cái tên "tắm enzyme dưỡng sinh" thì nó có tên khác là tắm men cám gạo. Cũng gần giống với cách tắm này, tại Mỹ cũng có một kiểu tắm là enzyme cedar, người ta sẽ ngâm cơ thể trong hỗn hợp của bột gỗ của cây tuyết tùng cùng cám gạo để lên men các enzyme sống, kích thích hoạt động trao đổi chất từ trong ra ngoài. 

Đây là cách tắm có nguồn gốc từ Nhật, nhưng ở Nhật nguyên gốc từ xưa đến nay chỉ sử dụng mỗi cám gạo lên men. Loại cám gạo được sử dụng là phần còn lại sau khi gạo được chiết xuất thành dầu ăn.

Bồn tắm thường là một hộp gỗ hình chữ nhật, kích thước rộng 1m, dài 2m, sâu 0,6m, khoảng 2/3 sẽ chứa cám gạo.
Bồn tắm thường là một hộp gỗ hình chữ nhật, kích thước rộng 1m, dài 2m, sâu 0,6m, khoảng 2/3 sẽ chứa cám gạo.

Cám gạo bên trong bồn thường nóng từ 65 – 69 độ.
Cám gạo bên trong bồn thường nóng từ 65 – 69 độ.

Bồn tắm thường là một hộp gỗ hình chữ nhật, kích thước rộng 1m, dài 2m, sâu 0,6m, khoảng 2/3 sẽ chứa cám gạo. Cám gạo bên trong bồn thường nóng từ 65 – 69 độ và có quá trình lên men bởi vô số vi khuẩn sống trong đó. Do đó, chúng ta có thể nói đó là một bồn chứa đầy vi khuẩn, enzyme lên men, chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất…

Tắm ezyme diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, nhân viên sẽ đào một đường rãnh bằng phẳng, định hình như một chiếc giường ngủ, bạn mặc một bộ đồ mỏng hoặc khăn tắm rồi nằm xuống. Lúc này, nhân viên sẽ xúc cám gạo đổ lên người (giống như chôn), chỉ chừa lại mỗi khuôn mặt.

Bạn nằm như vậy trong 15 phút hoặc lâu hơn theo yêu cầu. Cơ thể sẽ dần dần thích nghi với cái nóng của cám gạo, lúc này bạn sẽ cảm nhận cơ thể rất khoan khoái, dễ chịu. Cuối cùng, sau khi tắm enzyme xong, bạn sẽ đến phòng tắm để làm sạch cám gạo bám trên người.

Sau khi tắm enzyme, cơ thể sẽ được tác động thế nào?

Trong quá trình tắm enzyme, có 2 điều xảy ra với cơ thể:

- Đầu tiên là nhiệt được tạo ra trong quá trình lên men là các tia hồng ngoại, nó chiếu sâu vào bên trong cơ thể. 

- Thứ 2 là các enzyme và những chất khác được đề cập ở trên sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua bề mặt da.

Các tia hồng ngoại 65 độ làm nóng cơ thể, hệ thống thần kinh tự động tăng tốc lưu thông máu, mở rộng các mạch máu, khiến mồ hôi tiết ra để làm mát cơ thể và giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ở mức chịu đựng được. Bên cạnh kiểm soát nhiệt độ, việc tiết mồ hôi còn giúp cơ thể loại bỏ được nhiều chất độc hại, hóa chất nhân tạo… 

Trong quá trình tắm, các enzyme và các chất khác thâm nhập vào da, vào máu thông qua các mao mạch dưới da và cuối cùng là đến tất cả các tế bào của cơ thể. Trong trường hợp một số tế bào trong cơ quan nội tạng thiếu enzyme, quá trình tắm này sẽ giúp phục hồi các tế bào này. Hơn nữa còn tăng cường quá trình hoạt động và trao đổi chất.

Tóm lại, sau 15 phút tắm trong enzyme cám gạo, cơ thể của bạn sẽ trở nên thoải mái dễ chịu, duy trì tình trạng sức khỏe ở mức tốt nhất và chống lại lão hóa. Không những vậy, phương pháp tắm này còn giúp bạn điều trị các bệnh mãn tính mà không cần phải dựa vào thuốc.

Tắm enzyme mang lại nhiều hiệu quả không chỉ đối với các bệnh mãn tính mà còn đối với nhiều tổn thương khác như vết bầm tím, gãy xương, bỏng, hỗ trợ và tăng tốc hệ thống tự phục hồi tự nhiên của cơ thể con người. 

Hơn nữa, qua quan sát nó còn cho thấy những hiệu quả tuyệt vời trong việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật, thúc đẩy phục hồi, ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc di căn của ung thư do suy giảm miễn dịch.

Theo Nhịp Sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ