Kiến tạo những cơ hội cho người dân thoát nghèo

GD&TĐ - Đóng góp tích cực vào thành quả chung trong công tác giảm nghèo, Dự án truyền thông giảm nghèo về thông tin đã phát huy tác dụng trong việc kiến tạo những cơ hội cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Truyền thông giảm nghèo về thông tin giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả
Truyền thông giảm nghèo về thông tin giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả

Giảm nghèo về thông tin

Là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiến tạo những cơ hội cho người dân thoát nghèo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực triển khai xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo về thông tin.

Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương,… Ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 2/6/2017 hướng dẫn thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;… Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hằng năm, tổ chức hướng dẫn thực hiện Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

Ông Nguyễn Ngọc Hải – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, các bộ, cơ quan Trung ương, các cơ quan báo chí đã sản xuất các sản phẩm thông tin tuyên truyền về công tác giảm nghèo với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Các địa phương đã mở 350 lớp tập huấn cho 26000 lượt cán bộ tuyên truyền viên, sản xuất 2.850 chương trình phát thanh, 281 chương trình truyền hình, phát hành hơn 5000 chuyên san, 460.000 tờ gấp, gần 43.000 cuốc sách chuyên đề. Tổ chức 76 buổi tọa đàm, gần 800 cuộc đối thoại chính sách,… Ngoài ra, tổ chức các hội thi giảm nghèo, sân khấu hóa các nội dung giảm nghèo.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2016-2020, các bộ, cơ quan Trung ương đã thực hiện xây dựng chương trình, mở lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin tuyên truyền cho cán bộ địa phương. Phối hợp sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, video,… về các nội dung giảm nghèo. Tổ chức sản xuất các tin bài đăng trên báo điện tử, báo ảnh. Xuất bản hàng trăm nghìn cuốn sách và các ấn phẩm truyền thông giảm nghèo. Thiết lập 13 cụm thông tin tại của khẩu biên giới, trung tâm giao thương.

Tại các địa phương, các cơ quan chức năng đã tổ chức 142 lớp đào tạo bồi dưỡng cho hơn 20.000 lượt cán bộ, tổ chức sản xuất và phát sóng hơn 11.000 chương trình phát thanh, trên 600 chương trình truyền hình, gần 9.000 video clip, xuất bản và phát hành hàng trăm nghìn chuyên san, chuyên đề về giảm nghèo,… Đáng chú ý, các địa phương đã thực hiện hỗ trợ 9.700 tivi và hơn 4000 radio cho các hộ nghèo. Trang bị phương tiện tác nghiệp cho 234 huyện và 794 xã, nâng cấp 582 điểm tuyên truyền cổ động ngoài trời, thiết lập 7 cụm thông tin cơ sở.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Qua hơn 4 năm thực hiện, Dự án giảm nghèo về thông tin đã đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự đồng thuận và niềm tin của toàn xã hội về chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Bảo đảm cho các chính sách giảm nghèo được triển khai xuyên suốt, hiệu quả. Dự án giảm nghèo về thông tin đã góp phần nâng cao nhận thức, tri thức, nâng cao trình độ, kỹ năng lao động sản xuất cho người nghèo, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Đặc biệt hiệu quả cao trong việc giúp người dân nghèo tiếp cận thông tin, nắm bắt kỹ thuật, kỹ năng mới, mở ra cơ hội sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm hoặc có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Hiệu quả từ chương trình truyền thông giảm nghèo về thông tin cũng đồng thời đóng góp vào chương trình mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế để không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong bối cảnh hiện nay, khi khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng, cho thấy vai trò quan trọng của thông tin trong việc giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Cùng với đó là hiện trạng khó khăn về cung cấp và tiếp cận thông tin, yêu cầu chuyển đổi số trong các lĩnh vực. Bộ Thông tin và truyền thông đề xuất nhà nước, tiếp tục xem thông tin là dịch vụ xã hội cơ bản, và tiếp tục triển khai Dự án truyền thông giảm nghèo về thông tin trong giai đoạn 2021-2025.

"Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án giảm nghèo tổng thể, chuyển đổi phương pháp tiếp cận cho người nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó, bên cạnh các tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch,… thì tiêu chí dịch vụ thông tin đã được bổ sung thành một tiêu chí cơ bản để xác định hộ nghèo."

Đây là bài viết tuyên truyền về truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.