Kiểm định giáo dục đại học từng bước đi vào nền nếp

GD&TĐ - Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản GD&ĐT Việt Nam. Từ khi Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực, hoạt động này dã từng bước đi vào nề nếp.

Kiểm định giáo dục đại học từng bước đi vào nền nếp

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tại buổi lễ trao chứng nhận kiểm định cơ sở đào tạo của Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) cho 4 trường ĐH Việt Nam chiều nay (17/10) tại Hà Nội. Đây cũng là các cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Việt Nam đạt các tiêu chí kiểm định quốc tế.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện gồm 235 trường đại học và 37 viện nghiên cứu đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó 170 trường đại học công lập, 60 trường đại học ngoài công lập và 5 trường có 100% vốn nước ngoài; đang triển khai hơn 4.000 chương trình đào tạo với tổng quy mô đào tạo trên 1,5 triệu sinh viên thuộc các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại buổi lễ.

Để phân loại, đánh giá và sắp xếp toàn hệ thống, Bộ GD&ĐT đã thành lập 4 trung tâm kiểm định trong nước, đang hoàn thiện các chính sách kiểm định liên quan và đã đánh giá, công nhận kiểm định cho hơn 50 cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, các trường cũng đã triển khai thực hiện đánh giá, kiểm định các chương trình đào tạo theo các tiêu chí khu vực và thế giới nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập.

Đến nay, đã có trên 100 chương trình đào tạo được đánh giá, công nhận đạt chuẩn kiểm định bởi các tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế khác nhau. Về kiểm định các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Xây dựng là 4 trường đại học đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn.

Khẳng định uy tín Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao

4 trường đại học đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng cấp cao Đánh giá Nghiên cứu và Giáo dục đại học Pháp (HCERES) trao quyết định công nhận kiểm định cơ sở đào tạo đều là thành viên Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV)

Đây là chương trình được triển khai theo Hiệp định giữa hai Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Pháp tại 4 trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam dưới sự hỗ trợ tổ hợp 9 trường đại học danh tiếng của Cộng hòa Pháp.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Đây là chương trình có sự hợp tác dài nhất giữa Việt Nam và Pháp, cũng là chương trình duy nhất được Bộ GD&ĐT phân bổ tài chính để phát triển bền vững trong suốt 10 năm qua (2007 - 2017).

Sau 18 năm triển khai, chương trình PFIEV đã phát triển được 16 chương trình đào tạo kỹ sư theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Pháp thuộc các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên của Việt Nam.

Các chương trình này đã được Ủy ban Văn bằng kỹ sư Pháp (CTI) đánh giá và công nhận kiểm định qua 3 giai đoạn (2004 - 2010, 2010 - 2016, và 2016 - 2022), đồng thời văn bằng kỹ sư Chương trình PFIEV được công nhận tương đương trình độ thạc sĩ ở CH Pháp, Châu Âu và Việt Nam.

“Chương trình PFIEV đã trải qua một chặt đường dài, thể hiện rõ nét tính hiệu quả và chất lượng đào tạo. Đây là một chương trình được xây dựng và triển khai một cách bài bản và toàn diện từ phát triển chương trình đến đánh giá, kiểm định chương trình và cơ sở đào tạo.

Chương trình này đã trở thành một trong những biểu tượng cho tình hữu nghị và hợp tác đào tạo hiệu quả giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định.

"Cho đến nay chúng ta đã có một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối đồng bộ để các trường đại học thực hiện tự chủ.

Khi các trường không còn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước như trước đây thì công tác kiểm định chất lượng trở nên hết sức quan trọng để cung cấp những thông tin minh bạch cho người học và các bên liên quan, thúc đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh kiểm định chất lượng theo hệ thống tiêu chí quốc gia, Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích các trường thực hiện kiểm định theo các tiêu chí khu vực và thế giới"
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.