Kiếm cả chục triệu USD bằng việc bán thiệp giấy trong kỉ nguyên Internet

Ai cũng cho rằng thời của thư tay, thiệp giấy đã qua rồi, người ta gửi thư điện tử, thiệp điện tử chứ ai màng thư tay, thế nhưng một người phụ nữ đã chứng minh rằng thư tín truyền thống không bao giờ chết, nó chỉ đang chờ cợ hội để phát triển mạnh hơn mà thôi.

Kiếm cả chục triệu USD bằng việc bán thiệp giấy trong kỉ nguyên Internet

Trong thời đại của công nghệ, thiết bị số cùng mạng xã hội, những tưởng các sản phẩm thư tín truyền thống chẳng còn đất sống. Thế nhưng, một người phụ nữ đã khẳng định lại tất cả và mang về cả chục triệu USD từ mảnh đất màu mỡ nhưng ít người khai thác này.

Đó chính là Joy Gendusa, người sáng lập nên PostcardMania, một công ty bán thiệp giấy với doanh thu 50 triệu USD mỗi năm. Dưới đây là câu chuyện của cô.

Tất cả sinh ra từ một trải nghiệm tồi tệ

Ban đầu, Gendusa chỉ thành lập một nhóm nhỏ những người thiết kế đồ họa và cố gắng bắt nhịp những trào lưu mới trên thị trường. Làm việc tới 70 giờ mỗi tuần, cô còn chẳng có mấy thời gian chăm lo cho 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi chơi của mình.

Tất nhiên, nhóm thiết kế của cô làm ăn có lãi, mặc dù vậy số tiền này chẳng đáng kể và nó cũng chẳng giúp cô đổi đời. Hơn thế nữa, nếu tính trên khía cạnh thời gian cô bỏ ra cho nó, chắc chắn Gendusa đang lỗ nặng.

Kiem ca chuc trieu USD bang viec ban thiep giay trong ki nguyen Internet - Anh 1

Ngày qua ngày, Gendusa vẫn luôn miệt mài làm việc mà không đoái hoài gì tới việc mở rộng mô hình công ty, chỉ cho tới khi cô được trải nghiệm một thứ không hay ho cho lắm.

Gendusa thiết kế một tấm thiệp đơn giản để quảng bá cho công ty của cô, mẫu thiết kế này được gửi đường bưu điện tới xưởng in để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Thế nhưng, khi nhận về số sản phẩm mặc dù do chính mình thiết kế, cô mới ngã ngửa nhận ra công ty in đã kèm số điện thoại cùng tên tuổi ở một góc thiệp. Mặc dù có kích thước nhỏ thôi nhưng nó cũng đủ để khiến người khác chú ý.

"Họ nói với tôi rằng tôi phải chi thêm tiền nếu không muốn thông tin công ty in kia xuất hiện trên tấm thiệp này. Tất nhiên tôi không bỏ tiền ra nhưng tôi có thêm một cái nhìn mới về in ấn".

Đế chế thiệp giấy

Và rồi vào năm 1998, Gendusa thành lập nên PostcardMania, công ty chuyên phân phối thiệp giấy tới những công ty, doanh nghiệp. Ở thời điểm đó chẳng ai làm điều này, mọi người đều nhìn thấy một kỉ nguyên công nghệ phía trước, sẽ chẳng còn ai bận tâm gửi thư theo đường bưu chính nữa.

Và giờ là 2017, có một công ty đạt doanh thu hàng chục triệu USD chỉ với công việc bán thiệp giấy. Một điều tưởng như không thể tin nổi nhưng lại là hiện thực.

Thống kê cho thấy không những thiệp giấy chưa bao giờ chết, nó còn hoạt động hiệu quả, mạnh mẽ hơn nhiều so với email hay những tấm thiệp điện tử. Ngay cả tầng lớp người trẻ cũng tỏ ra hứng thú với những chiếc thiệp này.

Vào năm 2015, công ty của Gendusa bán và gửi được 135 triệu tấm thiệp tới hơn 13.000 khách hàng. Những tấm thiệp này được sử dụng với mục đích quảng bá thương hiệu hoặc bán một loại hàng hóa nào đó. Doanh thu vào năm 2015 của PostcardMania là 45,7 triệu USD.

Kiem ca chuc trieu USD bang viec ban thiep giay trong ki nguyen Internet - Anh 2

Mặc dù kinh doanh với một sản phẩm truyền thống, thế nhưng không có nghĩa là PostcardMania quay lưng với công nghệ cùng sự hiện đại. Những tấm thiệp của PostcardMania là sự phối hợp tài tình giữa cổ điển, tân tiến. Cô tận dụng những loại hình thiết kế nổi trên Internet để làm ra sản phẩm của mình và rồi sử dụng hệ thống mã để việc vận chuyển thiệp chính xác hơn bao giờ hết.

Gendusa còn tự tin cho rằng sản phẩm PostcardMania hoạt động tốt hơn rất nhiều tiện ích trực tuyến khác. "Quảng cáo trên Google không phải lúc nào cũng thân thiện, người ta chi ra một số tiền cho việc quảng cáo với Google. Chỉ trong chốc lát, số tiền nhanh chóng bay biến và họ chẳng hiểu những cú click hay người dùng mới tới với mình ra sao. Họ chỉ tập trung để hút click, càng nhiều người bấm vào link càng tốt, thế nhưng họ không thể giải quyết được vấn đề xử lý khách hàng khi họ tới tận nơi để mua sản phẩm. PostcardMania làm được điều này".

Sở dĩ tự tin tới mức ấy vì trước khi thành lập PostcardMania, Gendusa cùng những đồng nghiệp của mình đã ngồi mòn ghế làm công việc marketing. Ngoài việc bán thiệp giấy, PostcardMania còn hỗ trợ khách hàng làm landing page cũng như những trang Wordpress để họ tạo gắn kết với khác hàng.

Kỉ nguyên thư tín 2.0

Lấy ví dụ điển hình, PostcardMania sẽ thiết kế nên một tấm thiệp bắt mắt để quảng bá cho một lớp học múa chẳng hạn. Trên tấm thiệp này sẽ là lời mời tham gia tập luyện miễn phí, mục đích của nó chính là lôi kéo thêm nhiều người hơn tới với lớp học.

Sau đó, ở mặt sau sẽ là vô số lợi ích về việc tập múa được thiết kế đẹp mắt. Đoạn nội dung này có khi còn bao gồm cả những yếu tố kích thích như "vui vẻ", "giải trí", "khỏe mạnh"... Và rồi dựa vào dữ liệu cùng mong muốn của khách hàng, PostcardMania sẽ gửi những tấm thiệp này tới đúng nơi, đúng người và đúng lúc. Trong ví dụ lớp học múa thì sẽ là những bà mẹ nhàn rỗi với mức thu nhập trên 100.000 USD mỗi năm hoặc những bé gái có độ tuổi từ 5 tới 12 và sống trong một gia đình khá giả.

Tất nhiên, trên tấm thiệp này sẽ là website hoặc blog của lớp học để các bà mẹ nhàn rỗi truy cập. Tới lúc này công nghệ bắt đầu vào cuộc, PostcardMania sẽ theo dấu những người truy cập website, định hướng quảng cáo trực tuyến về lớp học múa cho họ trong 90 ngày. Quảng cáo trực tuyến cũng được thiết kế như tấm thiệp họ nhận lúc nào để tạo sự thống nhất. Kết quả là những công ty sử dụng PostcardMania có lượng khách hàng đông đảo hơn và chi phí bỏ ra cho mỗi chiến dịch marketing cũng ít hơn hẳn.

"Có quá nhiều công ty tập trung vào thiết kế màu mè chứ không tập trung vào lôi kéo khách hàng. Chúng tôi không cố dành giải thiết kế của năm hay gì cả, chúng tôi muốn lôi kéo khách chính vì thế tấm thiệp phải được thiết kế để tối ưu hóa mục tiêu đó".

Và khi thiệp giấy gặp phần mềm điện tử

Để củng cố thành công của PostcardMania, Gendusa đã triển khai một phần mềm mang tên DirectMail2.0, phần mềm hướng tới những công ty in ấn hay thư tín khác. Thành công của PostcardMania đã khiến phần mềm trên mang về 1 triệu USD cho công ty chỉ trong 1 năm khi vừa mới ra mắt, con số này không ngừng tăng lên theo thời gian.

Với dự định mang về doanh thu 100 triệu USD trong 2 năm nữa, Gendusa cùng nhóm cộng sự của mình đang cố chứng tỏ rằng thư từ truyền thống không bao giờ chết, nó chỉ đang cần cơ hội và một luồng gió mới để tiếp tục bay cao hơn mà thôi.

Theo BizLIVE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ