Kĩ năng dạy đọc hiểu Tiếng Anh

GD&TĐ - Theo giảng viên Phạm Thị Hằng Nga (Trường ĐH Đại Nam), khi tiến hành một bài dạy kĩ năng cần tiến hành theo 3 bước: Trước khi vào bài, trong khi thực hiện bài và sau khi thực hiện xong bài.

Kĩ năng dạy đọc hiểu Tiếng Anh

Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp sinh viên hiểu bài và thực hành được các kĩ năng lời nói một cách thấu đáo và các suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn.

Các hoạt động trước khi vào bài

Giảng viên Phạm Thị Hằng Nga cho rằng, các hoạt động trước khi vào bài giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài mà sinh viên sẽ nghe, đọc, nói về hoặc viết về chúng. Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tùy theo từng kĩ năng cụ thể và tùy theo từng nội dung và yêu cầu cụ thể của bài.

Các hoạt động đó có thể là: Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi sinh viên nghe, nói, đọc, viết về nó qua các hoạt động dạy học hay thủ thuật như brainstorming, discussions…

Đoán trước nội dung sắp học bằng các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc về từ vựng sẽ xuất hiện trong bài.

Trả lời các câu hỏi về nội dung bài qua các câu hỏi đặt trước.

Giới thiệu trước từ vựng hay kiến thức ngữ pháp có liên quan đến bài sắp học.

Thực hiện các bài tập thông qua một trong những kĩ năng để từ đó có thể thực hiện các kĩ năng khác (như nghe trước khi nói về một chủ điểm nào đó; nói trước khi viết hoặc đọc trước khi viết…)

Các hoạt động trước khi đọc gồm những hoạt động nhằm đạt được những mục đích sau:

Gây hứng thú; giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề; tạo nhu cầu, mục đích đọc; đoán trước nội dung bài đọc; nêu những điều muốn biết về nội dung sắp đọc; giới thiệu trước từ vựng, ngữ pháp mới giúp học sinh hiểu được bài đọc.

Các hoạt động trong khi thực hiện bài

Các hoạt động ở bước này gồm các yêu cầu bài tập giúp học sinh thực hành các kĩ năng đặt ra. Các yêu cầu bài tập có thể là các câu hỏi đọc hiểu hay nghe hiểu sắp xếp trật tự nội dung; những bài tập chuyển hóa, bài tập viết theo mẫu…

Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp sinh viên hiểu bài đọc. Tùy theo mục đích nội dung của từng bài đọc, sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập khác nhau.

Những dạng bài tập phổ biến gồm: Check/tick theo correct answers; true/false; complete the sentences; fill in the chart; make a list of…; matching; answer the questions on the text; what does… mean? What does… stand for/refer to? Find the word/sentence that means…

Các hoạt động sau khi thực hiện bài

Các hoạt động sau khi thực hiện bài thường gồm những bài tập ứng dụng mở rộng dựa trên bài vừa học, thông qua các kĩ năng nói hoặc viết.

Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của toàn bài đọc, liên hệ thực tế, chuyển hóa nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học.

Các hình thức bài tập có thể là: Summarize the text; arrange the events in order; give the title of the reading text; give comments, opinions on the characters in the text; rewrite the stories from jumbled sentences/ words/ visual cues; role-play basing on the text; develop another story basing on the text; tell a similar event on… Personalized tasks (write/talk about your own school…)

Bài trao đổi được biên tập từ tham luận của giảng viên Phạm Thị Hằng Nga (Trường ĐH Đại Nam) tại hội thảo "Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học tại các cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.