Kì lạ những tập tục chăm sóc trẻ nhỏ trên thế giới

Ở một số đất nước, việc tiến hành những nghi lễ kì quặc, đôi khi nguy hiểm với con trẻ lại là cách xua đuổi tà ma, cầu bình an cho trẻ.

Kì lạ những tập tục chăm sóc trẻ nhỏ trên thế giới

1. Nhổ nước bọt lên người trẻ

Người Bulgari có một tập tục vô cùng kì lạ nhằm chào đón các em bé mới ra đời. Thay vì tặng quà và dành cho em bé những lời chúc tốt đẹp nhất, người Bulgari sẽ làm động tác nhổ nước bọt lên người bé và nói câu “Cầu cho con gà sẽ ị lên người mày”.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 1

Hành động tưởng chừng mất vệ sinh này lại là một cách xua đuổi tà ma theo dân gian Bulgari.

Theo dân gian Bulgari thì việc làm này giúp đứa bé tránh khỏi “Đôi mắt quỷ dữ”. Họ cho rằng nếu nói quá nhiều điều có cánh, đứa bé xinh đẹp sẽ bị quỷ bắt đi.

Bởi vậy, những người mẹ phải tìm mọi cách khiến con mình trông xấu xí và có vẻ như bị ghét bỏ bởi người ngoài. Bên cạnh đó, cả mẹ và bé đều không được bước chân ra ngoài trong 40 ngày đầu bé ra đời. Tập tục này đã tồn tại ở Bulgari hơn 500 năm.

2. Không để trẻ chạm đất trong vòng 3 tháng

Gia đình có trẻ sơ sinh ở Bali, Indonesia thường không để con em mình chạm chân xuống đất trong 3 tháng đầu đời. Nghe có vẻ buồn cười nhưng thực ra đây là một tập tục lâu đời ở Bali.

Người dân ở đây cho rằng trẻ lọt lòng vẫn có khả năng kết nối với “linh hồn kiếp trước”. Việc chạm chân xuống đất khi trẻ chưa qua 3 tháng sẽ khiến trẻ bị ô uế.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 2

Các em bé sẽ được bế tránh chạm chân xuống đất trong 3 tháng đầu

Để đảm bảo trẻ không gặp phải bất kì điều gì không may, người thân trong gia đình sẽ liên tục bế bé chuyền tay nhau. Không chỉ vậy, người trong làng sẽ giúp đỡ gia đình bé để hoàn thành nghi thức dài 3 tháng. Sau 105 ngày, lễ Nyabutan sẽ được tổ chức như một sự kiện chào đón em bé lần đầu tiên chạm vào đất mẹ.

3. Dọa cho trẻ em phải òa khóc

Vào tháng 4 hàng năm, hơn 100 đứa trẻ sẽ được đưa tới đền Sonsoji ở Tokyo để… dọa cho khóc. Bất ngờ thay, việc tìm cách cho hàng loạt trẻ em phải “nước mắt ngắn dài” lại là một cuộc thi vô cùng nghiêm túc, nằm trong khuôn khổ lễ hội Nakizumo ở Nhật Bản.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 3

Trẻ khóc càng to thì sức khỏe càng tốt.

Khi đó, các em bé sẽ được trao cho các đô vật sumo. Những chàng sumo này sẽ lắc nhẹ em bé trong vòng tay mình và khẽ gầm gừ. Bé nào khóc sớm nhất, to nhất thì bé ấy dành “ngôi vương” trong cuộc thi.

Trong trường hợp lắc mãi mà bé không khóc, các vị trọng tài sẽ xuất hiện, đeo mặt nạ truyền thống hoặc hóa trang thật dữ tợn, hú hét, dọa nạt cho đến khi bé khóc thì thôi.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 4

Nếu trẻ lì lợm không chịu khóc thì sẽ có người tới dọa đến khi nào khóc mới thôi.

Nếu trẻ lì lợm không chịu khóc thì sẽ có người tới dọa đến khi nào khóc mới thôi.

Các vị phụ huynh khi đưa con tới với lễ hội này đều quan niệm rằng, tiếng khóc của trẻ là dấu hiệu cho một sức khỏe bình an. Trẻ khóc càng to, càng lâu thì đó lại càng là điềm lành.

Lễ hội này được tổ chức tại nhiều vùng trên khắp Nhật Bản, cũng như có những thể lệ khác nhau. Có nơi cho rằng trẻ nào bật tiếng khóc muộn nhất thì trẻ ấy thắng.

4. Nhảy qua người những đứa bé

Nhảy qua người những đứa bé là một truyền thống ra đời từ năm 1621 tại làng Castrillo de Murcia ở Tây Ban Nha. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ lễ hội Catholic được tổ chức khắp xứ sở bò tót.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 5

Hình ảnh nhảy qua trẻ em giống với việc quỷ dữ không thể gây hại tới trẻ.

Theo đó, những đứa bé sẽ được đặt nằm trên một tấm đệm trắng. Các El Colacho sẽ ăn vận trang phục màu vàng, giả dạng làm quỷ dữ. El Colacho đều là đàn ông và họ sẽ nhảy qua tấm đệm có những em bé đang nằm. Nghi thức này được tổ chức với mục đích xua đuổi tà ma và tìm đến bình an cho các bé.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 6

Thật may khi chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.

Mặc dù chưa hề có bất kì trường hợp rủi ro nào xảy ra, tuy nhiên, việc nhìn các El Colacho lấy hết sức mình bật lên và phi qua tấm đệm cũng khiến nhiều người sởn gai ốc, thậm chí là không dám nhìn.

5. Ném trẻ sơ sinh từ trên mái đền xuống

Tập tục ném trẻ sơ sinh từ trên mái đền xuống là một nghi lễ cầu nguyện truyền thống của người theo đạo Hồi, sống ở vùng tiểu bang Maharashtra và Karnataka của Ấn Độ.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 7

Tập tục kinh dị này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Tập tục này được tổ chức vào một ngày đặc biệt trong năm. Tại ngôi đền thiêng của mỗi làng, trẻ sơ sinh ở độ tuổi 3 đến 24 tháng sẽ được ném từ độ cao 15m xuống một tấm đệm.

Trước khi ném, người đàn ông đứng trên mái đền sẽ chỉnh lại tư thế bế đứa trẻ, sao cho trẻ nằm ngửa và song song với mặt đất, nhằm đảm bảo khi rơi xuống bé sẽ không bị gãy cổ hay gãy tay.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 8

Trẻ sẽ được ném từ độ cao 15m xuống một tấm đệm.

Sau khi rơi an toàn xuống giữa tấm đệm, đứa bé sẽ được bế rồi truyền tay qua 50 người đàn ông để về với bố mẹ mình. Tương truyền rằng một vị thánh đã khuyên những người dân có con mất vì bệnh tật hãy xây một ngôi đền cầu nguyện.

Việc ném các em bé từ trên mái đền xuống thể hiện đức tin của người dân vào vị thần. Em bé khi tham gia vào nghi lễ sẽ được ban phước lành, tránh được bệnh tật và tai ương.

Ki la nhung tap tuc cham soc tre nho tren the gioi - Anh 9

Mặc cho trẻ kêu gàm thảm thiết, người ta vẫn quăng chúng xuống.

Mặc dù bị phản đối dữ dội nhưng nghi lễ này đã tồn tại ở Ấn Độ suốt 700 năm qua. Ủy ban Quốc gia về Bảo vệ quyền Trẻ em đã can thiệp và yêu cầu những người theo đạo dừng việc thực hiện nghi lễ man rợ này lại. Thế nhưng, xem ra mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ