Khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị "lãng quên" trong Tử Cấm Thành

Vườn Càn Long được mệnh danh là viên ngọc quý bị vùi chôn trong bí mật, nằm sâu thẳm giữa lòng Tử Cấm Thành, sắp được mở cửa cho du khách tham quan từ năm 2020 sau hàng thế kỷ ngủ quên.

Sau gần hai thập niên khôi phục và cải tạo, khu vườn dự kiến sẽ mở cửa đón khách tham quan từ năm 2020.
Sau gần hai thập niên khôi phục và cải tạo, khu vườn dự kiến sẽ mở cửa đón khách tham quan từ năm 2020.
Bên trong Tử Cấm Thành rộng lớn có một khu vườn bí mật mà rất ít người được biết đến. Được khởi công từ năm 1770, nơi đây được xây dựng để dành riêng cho Hoàng đế Càn Long nghỉ dưỡng, ông là vị hoàng đế sống thọ nhất lịch sử Trung Hoa.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 0

Khu vườn bí mật trong Tử Cấm Thành này bao gồm 27 sảnh đường, thư phòng, nhà ăn và các hoa viên nằm đan xen tạo nên cảm giác gần gũi với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần nguy nga, lộng lẫy.

Sau khi hoàn thành, hoàng đế ra chiếu chỉ không được phép thay đổi bất cứ thứ gì trong khu vườn cho đến sau khi ông băng hà.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 1

Trải qua hàng trăm năm, nơi này trở nên xuống cấp trầm trọng do sự bào mòn của thời gian. Mãi đến gần đây, Bảo tàng Cố cung Quốc gia Bắc Kinh mới bắt tay vào công tác trùng tu, giúp khu vườn lấy lại ánh hào quang vốn có và sớm mở cửa cho công chúng tham quan sau hàng trăm năm ẩn giấu.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 2

Dự án trùng tu Vườn Càn Long được thực hiện bởi Bảo tàng Cố cung Quốc gia Bắc Kinh và Quỹ Di sản Thế giới (WMF) từ năm 2002 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay với số tiền đầu tư lên đến 25 triệu USD.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 3

Do quy mô đồ sộ và tính chất đặc thù, dự án được chia ra làm nhiều giai đoạn và thực hiện lần lượt qua các năm. Giai đoạn đầu tiên đã hoàn thành vào năm 2008 khi khôi phục xong một phần các gian phòng.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 4

Thách thức lớn mà nhóm chuyên gia gặp phải đó chính là mỗi khu vực đều có lối kiến trúc riêng biệt, do vậy họ phải tham khảo rất nhiều tài liệu trước khi thi công và phải đảm bảo thật chính xác trong quá trình thực hiện.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 5

Tất cả các hạng mục trong khu vườn đều được những bàn tay nghệ nhân tạo nên, vì thế nhóm nghiên cứu phải đi khắp Trung Quốc để tìm hiểu về các thủ pháp thủ công.

Miền Nam Trung Quốc được cho là nơi đã khởi phát lối kiến trúc độc đáo được sử dụng trong Vườn Càn Long.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 6

Không chỉ là kiến trúc mang đậm bản sắc địa phương, mà các gian phòng trong vườn cũng được bày trí theo dấu ấn của các công trình châu Âu đương thời. Với những bức bích họa được vẽ lên tường cùng những tấm bình phong, không gian trong căn phòng trở nên sống động.

Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị lãng quên trong Tử Cấm Thành ảnh 7

Sau gần hai thập niên khôi phục và cải tạo, khu vườn dự kiến sẽ mở cửa đón khách tham quan từ năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày Tử Cấm Thành được đưa vào sử dụng.

Khách du lịch sẽ phải ngỡ ngàng khi bước qua từng không gian trong khu vườn, bởi mỗi nơi đều mang một hơi thở khác biệt của thời đại.

So sánh trước và sau khi công trình được cải tạo.
So sánh trước và sau khi công trình được cải tạo.

Ngoài kiến trúc và cách bày trí không gian, những tác phẩm chạm trổ trên ngọc quý cùng nghệ thuật vẽ kính từ thế kỷ 18 cũng là điểm nhấn đầy thu hút khi đến tham quan khu vườn của Hoàng đế Càn Long.

Theo saostar.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.