Không tái khởi động dự án tâm linh Chùa Ba Vàng Quảng Nam

GD&TĐ - Chiều 1/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn đã cung cấp những thông tin xoay quanh dự án Khu du lịch tâm linh Thiền Trúc Lâm (hay còn có tên gọi khác là chùa Ba Vàng Quảng Nam).

Phối cảnh chùa Ba Vàng Quảng Nam.
Phối cảnh chùa Ba Vàng Quảng Nam.

Đây là dự án “giậm chân” sau một năm động thổ và đang khiến dư luận xôn xao thời gian vừa qua.

Tại buổi họp báo, ông Toàn thông tin, Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam đặt vấn đề xin nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án chùa Ba Vàng tại hồ Phú Ninh ngày 17/3/2016.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn trao đổi thông tin xoay quanh dự án chùa Ba Vàng Quảng Nam.

Ngày 4/4/2016, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản thống nhất về chủ trương cho Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam khảo sát nghiên cứu đầu tư xây dựng khu thiền viện tại khu vực hồ Phú Ninh với quy mô diện tích 19,5 ha đất rừng phòng hộ.

Chủ đầu tư kỳ vọng công trình sau khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đời sống tâm linh của người dân cùng du khách khi đặt chân đến tham quan Quảng Nam.

Ngày 26/5/2016, Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng dự án.

Tuy nhiên, ngày 9/4/2018, Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam chính thức giải thể do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính.

Liên quan đến số tiền hàng chục tỷ đồng mà các nhà hảo tâm quyên góp xây dựng chùa, ông Toàn cho biết: “Hôm đó chỉ trao biểu trưng bằng các tấm bảng ghi rõ số tiền. Sau buổi động thổ, số tiền này đang ở đâu thuộc về trách nhiệm của chủ dự án, lãnh đạo địa phương không rõ”.

Tại buổi họp báo, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khẳng định, tỉnh Quảng Nam “nói không” với việc tái khởi động dự án chùa Ba Vàng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.