Lễ khai thị chợ Bến Thành
Năm 1912, chợ Bến Thành được hãng thầu của Pháp tên là Brossard et Maupin xây dựng, đến tháng 3.1914 thì xây xong và tổ chức lễ khánh thành.
Thời đấy lễ khánh thành chợ mới được gọi là lễ khai thị. Lễ hội vui chơi diễn ra suốt 3 ngày là 28, 29 và 30.3.1914 thu hút hơn 100.000 người Sài Gòn và các tỉnh lân cận đổ về.
Thời điểm này, bọn giặc Pháp đã nghe đến danh tiếng của Tân Khánh Bà Trà – môn thần công đả hổ lẫy lừng võ Việt cũng như tên tuổi của ông Ất, ông Giáp. Quân Pháp muốn kiểm chứng nên mời hai ông Ất và Giáp lên Sài Gòn đấu với hổ một lần nhân dịp khai thị chợ Bến Thành. Con hổ dữ lần này được quân Pháp bắt được khi khai hoang làm đồn cao su.
Lúc này, ông Ất đã 60 tuổi, ông không muốn đi nên để con gái mình là Võ Thị Vuông (Năm Vuông) mới 20 tuổi đi thay. Nhiều người lo lắng cho số phận của cô thiếu nữ đang trong độ tuổi đẹp nhất đời người lại bị bắt đi đấu với mãnh hổ nhưng ông Ất chỉ cười vì ông biết rõ thực lực của con gái mình. Từ lúc có con gái, ông đã đem hết tinh hoa võ thuật truyền thụ cho con.
Ngày khai thị, dân Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Kỳ nô nức đến chợ Bến Thành với nhiều lễ hội như múa lân, thao diễn võ thuật, âm nhạc; cùng nhiều hàng hóa như tơ lụa, thực phẩm, v.v..
Buổi tối lại có tổ chức xe hoa, bắn pháo hoa, cùng các loại đèn màu giăng khắp nơi. Người dân tập trung đông vui hơn tết. Nhiều hoạt động vui chơi như hát bội đều không có thu tiền.
Người đẹp đấu mãnh thú
Đến buổi xem màn đấu với hổ, ai cũng hồi hộp chờ đợi. Thế nhưng mọi người chuyển từ trạng thái hồi hộp sang ngạc nhiên lo lắng, bởi người đấu với hổ chỉ là cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, còn người phương Tây thì tròn mắt ngạc nhiên không thể tin được.
Võ Thị Vuông trong bộ quần áo nai nịt gọn gàng, mang theo ngọn lao có đầu bịt sắt nhọn tiến vào khu vực đấu với hổ dữ.
Cọp trông thấy mồi thì gầm lên rồi nhảy vào vồ cô gái, rất nhanh cô gải nhảy sang một bên tránh được, cọp vồ hụt mồi thì gầm lên xoay mình rất nhanh, đập đuôi rồi tấn công liên tiếp bằng móng vuốt, tát.
Bản thân bà Năm Vuông cũng hiểu rõ phận nữ nhi không dễ “tốc chiến, tốc thắng” mà phải đánh dai dẳng, nhằm phá sức cọp mới bảo toàn tính mạng. Cuộc thư hùng giữa người và thú khởi từ ban mai, đến giờ ngọ mới kết thúc.
Mãnh thú nhanh nhẹn nhưng thủ pháp cô gái còn nhanh hơn, nhảy qua, nhảy lại, lúc tiến lúc lùi, thủ pháp biến hóa khôn lường. Các đòn của mãnh thủ đều không trúng, nó gầm lên khiến người xem sợ hãi.
Người và thú máu me nhuộm đỏ. Cọp xoay trở rất nhanh, đưa vuốt chụp liên hồi, nhưng bà Năm Vuông nhanh hơn. Khi thọc ngược đao, lúc tả, lúc hữu… thân pháp nhịp nhàng, đáng mặt con nhà võ. Cọp dần dần ra máu nhiều và kiệt sức, xoay trở chậm chạp. Sau cùng nhận lấy ngọn lao hiểm kết thúc cuộc đấu.
Ngày nay ở cạnh làng võ Tân Khánh – Bà Trà có địa danh “Truông Bà Năm Vuông” (trước đây rừng rậm được gọi là Truông). Đây là nơi bà Năm Vuông đánh hổ ở chợ Bến Thành khi xưa từng đánh tan một toán cướp cạn bằng cây đòn gánh trên tay.