Tại Hội thảo “Không để nhựa thành rác”, các chuyên gia trình bày các tham luận về chính sách quản lý nhà nước đối với rác thải, tổng kết quá trình thực thi chính sách đối với mục tiêu hạn chế rác thải nhựa trong thực tiễn và trong tương lai.
Ông Nguyễn Thi, Vụ Pháp chế, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chia sẻ, hoạt động xử lý chất thải rác sinh hoạt (CTRSH) ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.
Riêng đối với rác thải nhựa, ông Thi cũng chia sẻ: “Chưa có quy định về phân loại các loại nhựa, kể cả trong sử dụng làm nguyên liệu cũng như trong phân loại, tái chế rác thải nhựa: chưa xác định nhựa có thể tái chế, tái chế nhiều lần; nhựa dùng một lần; nhựa siêu nhỏ; hạt nhựa; nhựa phân rã ...vv.
Do vậy, không có chính sách để quản lý phù hợp, chưa có quy định cấm, quy định hạn chế, quy định phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng; chưa có quy chuẩn bảo vệ môi trường đối với chất thải nhựa. Điều này cho thấy còn rất nhiều bất cập trong việc thi hành các chính sách nhà nước đối với rác thải nhựa ra môi trường.
Hội thảo cũng đưa ra các nghiên cứu và ứng dụng nhằm gia tăng vòng đời cho nhựa, các sáng kiến nhằm thu gom, tái chế, tái sử dụng.
Ông Bùi Đức Hiển, Viện Nhà nước và Pháp luật chia sẻ chính sách về rác thải nhựa |
Từ đó, kiến nghị các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tái chế vật liệu nhựa; đề xuất các hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tự thu gom sản phẩm nhựa của mình, phục vụ cho việc tái chế, tái sản xuất, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế tác hại ra môi trường.
Đồng thời đề xuất các quy trình thu gom, xử lý rác thải nhựa để hạn chế nhựa bị thải ra môi trường, quay vòng tuần hoàn trở lại phục vụ cho sản xuất và đời sống.