Không có Nga, thế giới khoa học gặp khó

GD&TĐ - Trong các lĩnh vực khoa học, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới các mối quan hệ và dự án gắn bó giữa Nga và thế giới phương Tây.

Cuộc chiến ở Ukraine đang khiến mối quan hệ khoa học giữa Nga và phương Tây bị suy sụp nhanh chóng.
Cuộc chiến ở Ukraine đang khiến mối quan hệ khoa học giữa Nga và phương Tây bị suy sụp nhanh chóng.

Cơ quan Vũ trụ của châu Âu đang vật lộn với việc làm thế nào để tàu thám hiểm sao Hỏa có thể sống sót qua những đêm băng giá trên Hành tinh Đỏ mà không có thiết bị sưởi của Nga.

Và sứ mệnh toàn cầu trong việc tạo ra năng lượng không carbon sẽ đi về đâu nếu 35 quốc gia hợp tác không thể vận chuyển các thành phần quan trọng từ Nga cho lò phản ứng nhiệt hạch thử nghiệm ở Pháp?

Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề khác sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn nếu không còn sự hợp tác với Nga. Các nhà khoa học của hai bên đã trở nên phụ thuộc vào chuyên môn của nhau sau thời gian dài làm việc cùng nhau để giải quyết các câu hỏi hóc búa từ mở khóa sức mạnh của nguyên tử đến phóng tàu thăm dò vào không gian.

Việc phá bỏ mối quan hệ lâu dài này sẽ để lại hậu quả phức tạp. Tàu thăm dò sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hợp tác với Nga là một ví dụ.

Các mảng cảm biến của Nga sử dụng để đánh hơi, dò tìm và nghiên cứu môi trường Hành tinh Đỏ có thể sẽ bị tháo và thay thế nếu việc đình chỉ hợp tác giữa hai bên trở thành rạn nứt lâu dài. Trong trường hợp đó, kế hoạch phóng hiện đã bị hủy trong năm nay sẽ không thể xảy ra trước năm 2026.

Liên minh châu Âu đang đóng băng các cá thể thuộc Nga ra khỏi quỹ chính dành cho nghiên cứu trị giá 95 tỷ euro (105 tỷ USD), đình chỉ các khoản thanh toán và nói rằng họ sẽ không nhận được hợp đồng mới nào. Tại Đức, Anh và các nước khác, nguồn tài trợ và hỗ trợ cũng đang bị rút khỏi các dự án liên quan đến Nga.

Tại Mỹ, Viện Công nghệ Massachusetts đã cắt đứt quan hệ với một trường đại học nghiên cứu mà họ đã giúp thành lập ở Moscow. Trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất ở Estonia sẽ không nhận sinh viên mới từ Nga và đồng minh Belarus. Chủ tịch Học viện Khoa học Estonia, Tarmo Soomere, nói rằng việc phá vỡ mối quan hệ trong khoa học là cần thiết nhưng cũng sẽ để lại tổn hại.

Adrian Muxworthy, Giáo sư tại Đại học Hoàng gia London, nói rằng, trong nghiên cứu của mình về từ trường Trái đất, các thiết bị do Nga sản xuất “có thể thực hiện các loại phép đo mà các thiết bị thương mại khác sản xuất ở phương Tây không thể thực hiện được”.

Theo AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.