Không chỉ là chuyện giữa người da màu và cảnh sát

GD&TĐ - Sự kiện 5 sĩ quan cảnh sát Mỹ bị hạ sát mới đây liên quan đến vụ đụng động giữa nhà chức trách với cộng đồng người da đen không khỏi khiến dư luận bàng hoàng. Sự việc cũng cho thấy kỳ thị chủng tộc vẫn đang là một trong những vấn đề lớn nhất của nước Mỹ.

Không chỉ là chuyện giữa người da màu và cảnh sát

Vấn đề chung của người Mỹ

Trở lại đêm 7/7, 5 sĩ quan cảnh sát Mỹ đã bị hạ sát (chưa kể có gần chục ngươi bị thương) bởi tay súng bắn tỉa trong cuộc biểu tình phản đối về việc cảnh sát tại Dallas bắn chết 2 người đàn ông da đen vài ngày trước. Vụ việc xảy ra khi người biểu tình đi qua trung tâm thành phố Dallas.

Đây được xem là vụ tấn công cảnh sát tồi tệ nhất trong mấy chục năm trở lại đây của Mỹ. Các quan chức Dallas cho biết, có tổng cộng 11 cảnh sát bị tấn công. Nghi phạm được cho là bắn tỉa từ trên cao xuống vị trí của các cảnh sát đang bảo vệ cuộc biểu tình.

Các số liệu thống kê cho thấy từ trước đến nay người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ bị bắn bởi các cảnh sát da trắng nhiều hơn so với các những nhóm dân khác và tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng trong các năm gần đây.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong lúc đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Ba Lan, đã kêu gọi lực lượng thực thi pháp luật loại bỏ thành kiến về chủng tộc. Ông nói: “Tất cả người dân Hoa Kỳ đều cảm thấy rất buồn” vì đoạn video ghi lại cảnh tượng cảnh sát bắn chết một người dân gốc Phi.

“Đây không chỉ là vấn đề da đen. Không phải là vấn đề người gốc Tây Ban Nha mà là vấn đề chung của toàn thể người dân Mỹ” - Ông nói thêm. Đồng thời ông Obama nhấn mạnh rằng người Mỹ nên cảm thấy xấu hổ vì hết lần này đến lần khác các cảnh sát bắn vào người da màu và ông gọi những vụ việc trên “là một triệu chứng cho thất sự bất bình đẳng đang tồn tại” trong hệ thống tư pháp Mỹ.

Giấc mơ hay nỗi nhức nhối?

Hơn 50 năm sau ngày nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr. có bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một ước mơ” nói lên khát khao cháy bỏng về một tương lai mà ở đó người da đen và người da trắng được đối xử bình đẳng và chung sống hòa thuận, nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một vấn đề nhức nhối trong lòng nước Mỹ.

Tháng 11/2014, làn sóng bạo lực bùng phát dữ dội tại thị trấn Ferguson của tiểu bang Missouri sau khi bồi thẩm đoàn tuyên trắng án cho một sĩ quan cảnh sát da trắng bắn chết thanh niên da màu Michael Brown.

Tháng 4/2015, nhà chức trách Mỹ đã phải triển khai Vệ binh Quốc gia và ban bố lệnh giới nghiêm tại thành phố Baltimore thuộc bang Maryland sau cái chết của công dân Mỹ gốc Phi Freddie Gray trong lúc bị cảnh sát giam giữ. Mới đây nhất, nước Mỹ một lần nữa lại rúng động bởi làn sóng biểu tình dữ dội tại hơn 10 thành phố để phản đối việc 2 công dân da màu bị cảnh sát bắn chết ở bang Minnesota và Louisiana.

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 300 năm, những người gốc Phi đầu tiên đặt chân tới xứ Cờ hoa trên các chuyến tàu buôn nô lệ. Tuy chế độ chiếm hữu nô lệ được xóa bỏ tại Mỹ vào năm 1862 sau khi Tổng thống Abraham Lincoln đề xuất bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ song hàng trăm năm sau, những người Mỹ gốc Phi vẫn bị đối xử một cách bất công và đầy miệt thị bởi những người da trắng.

Gần 8 năm sau khi nước Mỹ có tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách nhằm hạn chế nạn phân biệt sắc tộc, như tăng số lượng nhân viên da màu trong các lực lượng thực thi pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng về đối xử giữa người da trắng và người da màu. Và, đó là vấn đề của cả nước Mỹ, chứ không phải là giữa các sắc dân với nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.