Không chỉ là chuyện gian lận tuyển sinh ​

GD&TĐ -Tờ Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn một báo cáo cho biết Trường ĐH Y khoa Tokyo bắt đầu can thiệp vào điểm thi xét tuyển đầu vào của thí sinh nữ từ năm 2011, nhằm hạn chế số lượng các thí sinh trúng tuyển là nữ xuống dưới 30%. Bê bối này đã gây nên làn sóng phẫn nộ và phản đối kịch liệt trên truyền thông xã hội.

Can thiệp điểm để đánh trượt bớt thí sinh nữ chỉ là một trong những bê bối về gian lận thi cử gần đây của trường ĐH danh tiếng này
Can thiệp điểm để đánh trượt bớt thí sinh nữ chỉ là một trong những bê bối về gian lận thi cử gần đây của trường ĐH danh tiếng này

Kỳ thị giới tính

Trường ĐH Y khoa Tokyo là một trong những trường ĐH Y uy tín nhất ở Nhật Bản, nằm ngoài hệ thống GD ĐH nhà nước. Bê bối can thiệp điểm thi này không những làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường hay hệ thống GD, mà còn gây hệ lụy đối với cả chính phủ. Đặc biệt ở đất nước đề cao chữ tín với tinh thần Samurai như Nhật Bản, bất cứ gian lận nào đều không thể chấp nhất, nhất là gian lận về GD.

Phản hồi về thông tin từ báo cáo, lãnh đạo trường ĐH này cho biết sẽ có những điều tra chi tiết, nhất là khi nó có liên quan đến cả cáo buộc về sự phân biệt giới tính này.

Trong khi đó, những người sử dụng mạng xã hội trực tuyến Nhật Bản lại nhằm vào trách nhiệm của chính phủ trong vụ bê bối. Các nhà phê bình cho rằng, các cáo buộc này là một điều hết sức mỉa mai, khi mà Thủ tướng Shinz Abe vừa cam kết về sẽ tăng cường sự tham gia của nữ giới vào lực lượng lao động.

Từ ngày 2/8, Yomiuri Shimbun, tờ nhật báo lớn nhất của Nhật Bản, bắt đầu công bố báo cáo về việc kiểm tra số lượng SV trúng tuyển tại Trường ĐH Y khoa Tokyo, làm nảy sinh các khiếu nại. Tờ báo trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, những người có trọng trách ở trường này đã sử dụng chiến lược “silent understanding” (tạm dịch “hiểu ngầm”), nhằm giảm số lượng đầu vào SV nữ, vì lo ngại các SV này sẽ không tiếp tục hành nghề y sau khi tốt nghiệp ĐH.

“Nhiều nữ SV sau khi tốt nghiệp ĐH đã chia tay với việc hành nghề y để sinh nở và nuôi dạy con cái” - theo nguồn tin giấu tên mà tờ Yomiuri  Shimbun trích dẫn.

Gian lận có hệ thống?

Các báo cáo nói rằng chỉ có 30 nữ sinh được nhận vào Trường Y khoa Tokyo năm 2018

Các báo cáo nói rằng chỉ có 30 nữ sinh được nhận vào Trường Y khoa Tokyo năm 2018

Năm 2010, trước khi được cho là xuất hiện cách thức can thiệp điểm, tỉ lệ SV nữ trúng tuyển vào Trường ĐH Y khoa Tokyo đạt khoảng 40%. Tờ Yomiuri Shimbun cho biết sau quy trình xét tuyển 2 vòng hồi đầu năm nay, chỉ 30 thí sinh nữ được công nhận trúng tuyển so với 141 thí sinh nam.

Tin tức về vụ bê bối sửa điểm thi đã nhận được sự chú ý không chỉ ở riêng Nhật Bản, bởi lẽ vấn đề tham dự của nữ giới trong lực lượng lao động luôn là một chủ đề then chốt ở Nhật Bản những năm gần đây, dưới chương trình nghị sự kinh tế của Thủ tướng Shinz Abe. Chưa kể, hệ thống GD cũng như con người Nhật Bản luôn được đánh giá là đánh tin cậy hàng đầu. Tuy vậy, đằng sau sự việc, cũng hé lộ nhiều điều bất cập về xã hội ở đất nước Mặt trời mọc này.

Trong lịch sử, nữ giới ở Nhật Bản ít tham gia vào lực lượng lao động, đặc biệt là trong những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Nhật Bản chỉ 12,4% nữ giới đảm nhận các vị trí là thành viên cơ quan lập pháp, quan chức cấp cao hay nhà quản lý.

Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã chia sẻ ngạc nhiên xen lẫn tức giận về hành động của Trường ĐH Y khoa Tokyo, trên website phổ biến ở Nhật, Yahoo Japan. Một bình luận nhận được gần 30.000 lượt thích (like), nói rằng sự việc đã đi xa hơn vấn đề tư duy lỗi thời. Một bình luận khác thì cho rằng nên cắt bỏ tất cả các hình thức trợ cấp đối với cơ sở đào tạo này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.