Anh Phạm Hùng Minh (Hà Nội) mới 37 tuổi nhưng đã cảm thấy chuyện giường chiếu càng ngày càng yêu yếu. Anh cho biết, lúc vợ chồng son thì hai bên phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, vợ anh và anh đều mãn nguyện.
Tuy nhiên, sau khi đứa con nhỏ chào đời thì tần suất yêu đương cũng giảm hẳn đi. Lúc đầu thì do chị Đặng- vợ anh Minh mệt mỏi vì thức đêm trông con, lại tự ti về thân hình sồ sề của mình nên ngại gần chồng.
Con lớn hơn, vợ hồi sức, anh Minh mon men lại gần thì luôn trong tâm trạng “ăn vụng”, sợ con thức giấc. “Đã có lần, hai vợ chồng đều ép phê, nhắm tịt mắt tận hưởng. Đến lúc mở mắt ra, giật nẩy người khi thấy con ngồi chồm hỗm bên cạnh. Nó mới có 2 tuổi, chưa hiểu gì, nhưng ánh mắt ngây tò te của nó ám ảnh mình mãi.
Sau này, mỗi lần yêu nhau, hai vợ chồng đều tắt đèn, đợi đến nửa đêm, con ngủ say mới hành động. Nhưng khi “giáp lá cà” cũng phải gồng người, nín thở, không dám hành động quyết liệt. Do đó, tôi chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng về đích cho xong” – anh Minh thở dài.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, đến khi con lớn, cho ngủ với bà, anh Minh lại không thể nào kéo dài được cuộc yêu. “Mỗi lần vào vùng cấm địa, tôi cũng chỉ cố gắng được 1-2 phút là súng đã cướp cò. Không chỉ vợ chưng hửng mà mình cũng thấy lo lắng, chán chường” – anh Minh tâm sự.
Với hy vọng kéo dài thời gian lâm trận, anh Minh đã lên mạng tìm hiểu và được mách một số sản phẩm dạng keo, xịt, mà theo như lời quảng cáo “không chỉ kéo dài thời gian, làm bạn tình thỏa mãn mà còn khiến thằng nhỏ to ra để mày râu thể hiện phong độ”.
Anh Minh cũng đặt hàng qua mạng, mua một tuýp về dùng thử. Ngay trong lần lâm trận đầu tiên, anh Minh đã đạt được thời gian không tệ, khiến vợ “nở mày nở mặt” sau một thời gian ấm ức.
“Thú thật là bôi thuốc vào tôi chỉ thấy tê tê, mát mát, chứ thằng nhỏ cứ bì bì, chả có cảm giác gì mấy. Chắc vì “mất cảm giác” nên tôi cũng cầm cự được một thời gian. Chỉ có điều, đến lúc “cần nhả đạn” lại phải xốc hơi quá đà” – anh Minh cho biết.
Tuy nhiên, sau một thời gian “dùng hàng” hết bôi lại xịt của chồng, chị Đặng cảm thấy đau rát vùng kín. Khi khám phụ khoa, bác sĩ cho biết chị bị nhiễm nấm do vùng kín bị tổn thương.
Chị Đặng bối rối tâm sự: “Biết chồng tự ti về năng lực nên khi anh ấy muốn dùng thuốc để kéo dài thời gian lâm trận, tôi cũng cổ vũ. Tuy nhiên, thuốc khiến vùng kín của tôi bị tê cứng, mất hết cảm giác. Có lúc tôi còn bị đau rát. Nhưng muốn hài lòng chồng, không muốn làm anh ấy thất vọng nên tôi vẫn cố gắng tỏ ra thích thú. Nhưng đúng là yêu chồng mà như hành xác vậy”.
Xấu hổ nên không đi khámTS - bác sĩ Nguyễn Quang – Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, mỗi năm, trung tâm tiếp nhận gần 1.000 trường hợp đến khám vì tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” với độ tuổi rất đa dạng từ 17-54 tuổi.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Quang số bệnh nhân này còn rất nhỏ so với số người mắc bệnh trên thực tế. “Theo nghiên cứu thế giới trên gần 5000 nam giới, trong đó có khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, có khoảng 30% nam giới bị chứng bệnh XTS.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 9% trong số này tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Phần lớn mọi người tìm cách khắc phục như uống rượu thuốc, thay đổi lối sống (bớt bia rượu, tập thể dục) và khá nhiều người tìm đến các loại thuốc dạng kem, xịt, thuốc đông y trộn để sử dụng, hy vọng kéo dài thời gian lâm trận”- bác sĩ Quang cho biết.
Nguyên nhân khiến đàn ông xuất tinh sớm (XTS) rất đa dạng, có người do bệnh lý, có người do tâm lý. Theo bác sĩ Quang, không ít người bị bệnh “chưa đến chợ đã hết tiền” là do “hoàn cảnh” giống như anh Minh.
“Những cặp tình nhân không có điều kiện yêu đương thoải mái, phải lén lút, nhanh chóng đến đích vì thiếu thời gian, vì sợ bị phát hiện, vì ngại con thức giấc…, lâu dần sẽ làm thay đổi phản xạ “xả đạn”. Đến lúc muốn chậm lại cũng không được” – bác sĩ Quang cho biết.
Nghiên cứu Nghiên cứu “Khám phá đời sống chăn gối của người Việt Nam” được Công ty Menarini khảo sát trên gần 300 người cả nam lẫn nữ, thường xuyên quan hệ tình dục với người khác giới tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy, 40% cho rằng đang gặp phải hay chồng / bạn trai đang gặp phải tình trạng XTS.
Tuy nhiên, có đến 90% người bị XTS không đi gặp bác sĩ để được tư vấn. 90% người bị XTS không đi gặp bác sĩ để được tư vấn. Lý do mà họ không đi gặp bác sĩ là vì họ cho rằng XTS không phải là bệnh mà là do stress, căng thẳng hoặc do ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Có đến 60% trong số họ cảm thấy xấu hổ nên không đi khám bác sĩ.
Tuy cực kỳ lo lắng về tình trạng XTS của mình, nhưng đa số mọi người tự tìm cách chữa trên mạng Internet hoặc qua truyền miệng. 37% sử dụng rượu thuốc (rượu ngâm nhung hươu, rắn, tắc kè, hải mã, bìm bịp…), 28% dùng thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng.
Còn lại, cánh mày râu bị XTS sớm tìm đến kem / thuốc xịt giảm tình trạng nhạy cảm dương vật và một số khác dùng thuốc điều trị rối loạn cương dương.
Theo bác sĩ Quang, các loại thuốc bôi, xịt này hầu hết chưa được chứng minh trên thực tế lâm sàng. Các thuốc này chỉ có tác dụng làm tê cục bộ, khiến “súng” mất cảm giác, giảm nhạy cảm, kìm hãm sự sung sướng lại chút ít chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Ngoài ra, các thuốc bôi không chỉ khiến đàn ông mất cảm giác mà còn có tác dụng “gây tê” luôn vùng kín của phụ nữ, khiến cho cả hai bên, tuy kéo dài được thời gian lâm trận nhưng đều “chả có cảm giác gì”.
“Việc kéo dài này chỉ có tác dụng “tinh thần”, khiến cánh mày râu tự tin, phấn khởi hơn, còn về mặt cảm giác thì không mấy hiệu quả, đôi khi còn làm cho đối tác đau rát và chán nản hơn”- bác sĩ Quang cho biết.
Bác sĩ Quang khuyến cáo, khi cánh mày râu thấy bất an về chuyện giường chiếu của mình thì nên đi khám bác sĩ. Nếu như là bệnh lý thì có thể được kê đúng thuốc, đúng liều. Còn nếu do yếu tố tâm lý thì cần được tư vấn để tháo gỡ dần dần. Không nên tự “kê đơn bốc thuốc”, khiến cho bệnh tình nặng thêm.
XTS là tình trạng “súng” vẫn giương nòng nhưng không kiểm soát được thời gian “nhả đạn” hoặc vừa “chưa đến chợ đã hết tiền”. Còn rối loạn cương dương là tình trạng “súng” không thể ngóc đầu lên được hoặc yếu ớt, khó “tấn công”.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn về hai bệnh lý này nên bị XTS nhưng lại dùng thuốc Viagra. Điều này sẽ khiến cho bệnh XTS không được cải thiện mà còn khiến bệnh nhân chán nản, tự ti hơn hoặc gặp các tác dụng phụ khi dùng thuốc liên tục hoặc quá liều” – TS – bác sĩ Nguyễn Quang.