Khối lượng lớn LNG Mỹ không được EU và Trung Quốc tiếp nhận sẽ đi về đâu?

GD&TĐ - Mỹ có vẻ đã tìm ra cách tiêu thụ lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) "dư thừa" khi không được Trung Quốc và châu Âu tiếp nhận.

Khối lượng lớn LNG Mỹ không được EU và Trung Quốc tiếp nhận sẽ đi về đâu?

Nền kinh tế thế giới không thể tồn tại nếu thiếu nguồn năng lượng, đó là lý do tại sao trong quá trình sản xuất, chúng ta phải lựa chọn những nguyên liệu thô dễ tiếp cận nhất về mặt khối lượng và giá cả.

Trong bối cảnh cung và cầu luôn tăng, tình trạng tiến thoái lưỡng nan này rất khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều, hoặc khắc phục hoàn toàn.

Châu Á và châu Âu giải quyết theo cách riêng của mình: liên minh địa chính trị trở thành sự hỗ trợ kinh tế. Chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ là may mắn khi họ vẫn có đủ khả năng và mạnh dạn hợp tác với Nga về mặt nhập khẩu dầu khí.

Trong khi đó, châu Âu trong quá trình hợp tác với Hoa Kỳ và các nhà kinh doanh dầu đá phiến, chỉ được nhận lại sự thất vọng và các khoản thanh toán quá mức liên tục, dẫn đến hậu quả là khủng hoảng kinh tế.

Đối với trường hợp này, thị trường dầu đá phiến và khí đốt của Cựu lục địa sẽ không còn tồn tại và không có lợi nhuận bởi khách hàng chỉ muốn mua, họ không có tiền để hợp tác toàn diện trong nhiều năm và các mục tiêu xanh hóa nền kinh tế bị cản trở. Châu Á cũng không muốn độc quyền nguồn cung mà muốn đa dạng hóa.

Trong tình cảnh hiện nay, Washington - đại diện cho nhóm vận động hành lang của ngành năng lượng Hoa Kỳ, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gây áp lực lên đồng minh được xem là trung thành nhất của mình, đó chính là Nhật Bản.

lngtankertugboats-1603871158-1-6806-4030-1603871323.jpg
Những chuyến tàu chở khí hóa lỏng Mỹ sẽ tới Nhật Bản thay vì Trung Quốc và châu Âu.

Theo như phóng viên Stephen Stapzynsky của tờ Bloomberg viết, cho đến gần đây, nhu cầu về nhiên liệu hóa lỏng ở Nhật Bản dự kiến ​​sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên hiện thị trường và nhu cầu tiềm năng đã bắt đầu tăng trưởng với tốc độ đáng kể trở lại. Điều này là do mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản về nguyên liệu thô.

Tham vọng xanh của Tokyo đã bị lung lay dưới thời Tổng thống Donald Trump. Theo báo cáo mới của chính phủ, nhu cầu về LNG hiện đã tăng 14%, lên 72 triệu tấn vào năm 2030, và đây không phải là con số cuối cùng.

Nếu Nhật Bản muốn cắt giảm 61% lượng khí thải vào năm 2035 thay vì mục tiêu trước đó là 73%, thì nước này sẽ cần phải tăng nguồn cung nguyên liệu thô thêm 20% mỗi năm.

Chuyên gia Stapzynsky tin rằng đó chính là toàn bộ bí mật về nơi lượng khí đốt của Hoa Kỳ không được EU và Trung Quốc tiếp nhận sẽ đi về đâu. Chỉ riêng thị trường Nhật Bản hiện cũng đủ đáp ứng khối lượng của hầu hết các nhà cung cấp Mỹ.

Điều quan trọng nhất là nhu cầu đối với LNG Mỹ ổn định hơn ở châu Á và được đáp ứng tốt hơn nhờ thành phần tài chính từ phía khách hàng so với đối tác châu Âu.

Xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo.
Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ