Khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 11/10 tại TPHCM, Bộ Công Thương đã khai mạc lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2018 và Hội nghị Đối tác phát triển hàng Việt Nam.  

Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam
Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam

Tham dự lễ khai mạc có các đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, địa phương, cùng hơn 400 doanh nghiệp gồm lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty phân phối toàn cầu, các doanh nghiệp trưng bày các sản phẩm đặc sản địa phương, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, nguyên phụ liệu…

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sự kiện nằm trong chuỗi các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020. Trong khi đó, Hội nghị Đối tác phát triển hàng Việt Nam là một trong những sự kiện nổi bật của Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam được tổ chức tại TPHCM.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam được tổ chức. Bên cạnh các hoạt động truyền thông, hoạt động đạp xe diễu hành cổ động, treo phông phướn tại nhiều tỉnh, thành phố, năm nay, chương trình tập trung nhiều vào hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kết nối phát triển sản phẩm, phát triển thị trường nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, chương trình năm nay đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng một môi trường sinh thái để trong đó, các doanh nghiệp lớn và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất cùng doanh nghiệp phân phối trở thành những đối tác của nhau, mở ra những không gian kết nối và chia sẻ nhằm phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ Việt Nam.

Sự hiện diện của hơn 400 doanh nghiệp tại hội nghị lần này, theo nhận định của lãnh đạo Bộ Công Thương, đã gửi đi những tín hiệu thị trường, cùng với sự giúp sức của truyền thông sẽ tạo ra thông điệp lan tỏa tới mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đang sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam có thể tham gia kết nối, tạo mối quan hệ đối tác phát triển dài hơi.

Tại hội nghị đã diễn ra các phiên thảo luận với những chủ đề lớn, bao gồm: Kết nối doanh nghiệp tạo hệ sinh thái kinh doanh cùng nhau phát triển sản xuất, phân phối hàng Việt Nam có thương hiệu cạnh tranh trong nước và quốc tế. Thúc đẩy liên kết để hỗ trợ đưa đặc sản của địa phương, các sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối hàng hóa giữa các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường và kết nối phát triển hàng Việt Nam tham gia các chuỗi cung ứng hiện đại

Cũng dịp này, hơn một trăm doanh nghiệp đến từ mọi miền đất nước đã tổ chức hoạt động triển lãm thông tin về hàng hoá, dịch vụ, nhu cầu cần bán, cần mua, để các đối tác tìm hiểu tiến tới hợp tác lâu dài. Đáng chú ý là sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp và nhà phân phối lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Việt Nam... 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...