Khởi động chấm thi ĐH đợt 1

GD&TĐ - Một số trường ĐH cho biết sẽ bắt tay vào công tác chấm thi ngay sau kết thúc môn cuối cùng đợt 1. Tuy nhiên, những trường tổ chức thi ở cả 2 đợt sẽ đợi đến sau đợt 2 mới tổ chức chấm thi.

Khởi động chấm thi ĐH đợt 1

Công bố điểm sớm

Một trong những trường thông tin sẽ chấm thi ngay là ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo Phó hiệu trưởng Trần Văn Tớp, trường luôn chấm sớm, chấm nhanh nhưng cũng thực hiện rà soát rất kỹ sau chấm. Mọi năm, ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong những trường công bố điểm thi rất sớm.

Tương tự, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thủy lợi, ĐH Giao thông vận tải cũng sẽ chấm ngay sau khi kết thúc đợt 1.

Trường ĐH Thủy lợi thực hiện việc đánh số, trộn bài từ ngày 6/7. Những môn trắc nghiệm, trường chỉ mất 3 đến 4 ngày để chấm xong; riêng môn tự luận, thời gian hoàn thành dự kiến là 20/7. Năm 2013, ĐH Thủy lợi cũng là một trong những trường công bố điểm thi đầu tiên trên cả nước.

Tại Trường ĐH Giao thông vận tải, PGS. TS Lê Hoài Đức - Trưởng phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên cho hay, đội ngũ làm công tác chấm thi của trường sẽ vào cuộc ngay từ chiều 5/7. Thời gian làm phách mất khoảng vài hôm nên dự kiến trường bắt đầu chấm từ ngày 12/7; khoảng 25 – 26 trường sẽ chấm xong và công bố điểm luôn.

Đảm bảo có điểm thi trước tháng 8

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội – ông Phạm Văn Bổng – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Vì trường tổ chức thi 2 đợt nên sẽ khởi động chấm thi ngay sau khi kết thúc đợt 2. Cụ thể, bắt đầu từ ngày 11/7, trường tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ chấm thi, buổi chiều cùng ngày, tập huấn riêng cho cán bộ chấm từng môn thi.

Đối với môn tự luận, nhà trường tổ chức chấm thi môn Toán, Văn theo đúng quy trình, quy định của quy chế. Môn trắc nghiệm (Lý, Hóa, Tiếng Anh), trường uỷ quyền cho Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&ĐT chấm thi.

“Với các môn tự luận, nhà trường nhiều năm thực hiện với số lượng bài thi lớn và không xảy ra sai sót. Như mọi năm, công đoạn chấm hoàn thành vào khoảng 23/7, sau đó thực hiện công tác kiểm dò. Dự kiến 29/7 trường sẽ công bố kết quả thi.” – ông Bổng cho biết.

Trường ĐHSP Hà Nội cũng cho biết sẽ tiến hành chấm ngay sau khi đợt 2 kết thúc. Theo TS Nguyễn Văn Hiền – Trưởng phòng Hành chính tổng hợp nhà trường, vì trường chủ động đội ngũ chấm cả môn trắc nghiệm lẫn tự luận nên năm trước chấm xong khá sớm. Trường đảm bảo công bố điểm thi trước 31/7 để ngày 15/8 có thể gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Mặc dù chỉ tổ chức thi đợt 1 nhưng đến ngày ngày 12/7, Trường ĐH Xây dựng mới bắt đầu chấm thi. Lý do, theo Phó hiệu trưởng Phạm Duy Hòa, trường cho tất cả cán bộ chấm thi nghỉ “xả hơi” một tuần trước khi bắt đầu vào công việc.

Ông Hòa khẳng định: Trường luôn tự chấm, chưa bao giờ phải thuê giáo viên ngoài nên đảm bảo theo đúng kế hoạch. Chắc chắn trường sẽ xong và công bố điểm trước 30/7.

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bắt đầu chấm thi khá muộn. Thông tin từ GS. TS Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng nhà trường, phải đến 21/7 trường mới bắt đầu chấm; tuy nhiên vẫn đảm bảo sẽ hoàn thành theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

“Mọi năm, trường công bố điểm vào khoảng 30/7, năm nay chắc sẽ vẫn như vậy” - GS. TS Vũ Văn Hóa cho hay.

Các trường: ĐH Đại Nam, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Ngoại giao, ĐH Ngoại thương đều thông tin sẽ bắt đầu chấm sau khi kết thúc đợt 2.

Theo ông Phan Trọng Phức – Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam, trường chủ động đội ngũ chấm với môn Toán; các môn Văn, Sử, Địa nhờ giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn; môn trắc nghiệm gửi chấm ở Bộ GD&ĐT. Mọi năm, Trường ĐH Đại Nam công bố điểm vào khoảng 28/7; năm nay cũng chắc chắn sẽ xong trước ngày 1/8.

Học viện Công nghệ Bưu chính viên thông dự kiến xong sớm hơn, khoảng từ 25 đến 27/7 như mọi năm. Học viện An ninh nhân dân cho biết khởi động chấm từ ngày 11 và sẽ hoàn thành theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.