Khởi đầu 4.0 bằng máy cắt tự động – cứu cánh cho doanh nghiệp may

GD&TĐ - Bao lâu nay, các doanh nghiệp may trong nước kêu trời với bài toán không có lời giải: thiếu người lao động triền miên do sự nhảy việc của người lao động, cùng với chiêu trò dụ người lao động của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Khởi đầu 4.0 bằng máy cắt tự động – cứu cánh cho doanh nghiệp may

Thì nay, với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dùng máy móc tự động hóa, bài toán thiếu nhân công lao động đã tìm ra lời giải.

Hiện nay, với xu hướng đầu tư tự động hóa để giảm sức ép về tình trạng thiếu nhân công, đồng thời tăng năng suất, các doanh nghiệp may đang tập trung đầu tư máy cắt tự động. Đây được coi là loại thiết bị đầu tiên cần đầu tư trong kế hoạch tự động hóa, bởi ngoài yếu tố người lao động, thì máy cắt tự động đang trở thành một loại “cần câu cơm” của doanh nghiệp may.

Với việc đầu tư một lúc 6 máy cắt tự động cho dây chuyền veston tại xí nghiệp Hưng Hà, Tổng Công ty May 10 đang là đơn vị dẫn đầu trong xu hướng tự động hóa tại các công ty may miền Bắc. Tiếp theo May 10, các đơn vị may khác cũng nhanh chóng dồn các nguồn lực để đầu tư máy cắt tự động như May Đức Giang, May Hưng Yên, May Hồ Gươm… Nếu như thời gian trước, các doanh nghiệp may thường đầu tư máy cắt Baumer, Gerber, thì nay lại chuyển sang máy cắt tự động của Lectra với tốc độ ưu việt hơn, giác mẫu chính xác, cho hiệu quả tốt hơn.

Trước việc tuyển dụng lao động ngày một khó khăn, việc đầu tư máy móc tự động hóa là một giải pháp cứu cánh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào không thể đầu tư theo giải pháp này thì sẽ không cạnh tranh nổi về năng suất, chất lượng và chi phí. Đơn cử, một máy cắt tự động có thể thay thế từ 8-10 công nhân.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10, chuyên phụ trách mảng veston cho biết, một áo veston có khoảng 140 chi tiết, trước kia để thực hiện công việc, chúng tôi phải đặt tới 80 bàn cắt cho công nhân cắt, cứ số lượng bao nhiêu hàng thì bấy nhiêu lần cắt. Chúng tôi đã bấm giờ so sánh, với 200 chi tiết, một công nhân phải cắt 9 tiếng đồng hồ mới xong, trong khi đó máy chỉ làm trong 40 phút. Như vậy, để mở xưởng liên tục, mở rộng quy mô sản xuất nhanh như May 10, không có cách nào khác là phải đầu tư vào tự động hóa.

Máy cắt tự động có giá trị lớn, khoảng 3 tỷ đồng/máy. Do đó, việc đầu tư máy cắt tự động, nhất là với số lượng nhiều, cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp may. Khi chưa đủ tiềm lực đầu tư, một số doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường may gia công nhiều năm, gây được uy tín nhất định đối với khách hàng trung thành, thì lựa chọn phương án tài chính là huy động vốn của khách hàng, để đầu tư mua máy cắt tự động.

Phương án này có hai lợi thế, đó là khách hàng bỏ vốn, và cũng cam kết sẽ đưa hàng về đủ để vận hành máy. Như vậy, doanh nghiệp vừa có thể sớm đầu tư máy cắt tự động, lại yên tâm với đầu vào, và đầu ra được đảm bảo.

Có đơn vị lại chọn phương án được trả chậm, khi mua máy cắt tự động, như trường hợp của May 10. Khi lựa chọn mua máy cắt tự động Lectra, với uy tín của May 10, bên bán đã chấp nhận phương án trả chậm, để giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy chia sẻ thêm, trong tháng 5 năm 2018, May 10 nhận hợp đồng 150 ngàn bộ veston, với số lượng lớn như vậy thì máy cắt tự động thực sự đã “giải cứu” cho May 10. Đến giờ phút này, May 10 đã trang bị hết các máy cắt tự động cho các xí nghiệp may veston, trở thành đơn vị đầu tư nhiều máy cắt tự động hiện đại nhất ở miền Bắc, thậm chí một số cán bộ kỹ thuật của Tổng Công ty May Nhà Bè còn phải tới May 10 để tham quan học hỏi.

Đây là một điều đáng ngạc nhiên, bởi trước đó, năm 2003 chính bà Bích Thủy phải “khăn gói” tới May Nhà Bè để học tập quy trình xây dựng xưởng veston, và đưa mô hình đó về thành lập xưởng veston cho May 10.

Cho tới năm 2018 này, uy tín và thương hiệu Veston May 10 đã thực sự đẳng cấp. Sự đầu tư vào dòng hàng veston với máy móc hiện đại, nhân lực chất lượng của May 10 đã cho hiệu quả. Khách hàng tin cậy và đến với May 10 ngày một đông hơn, do đó Tổng công ty liên tục mở rộng quy mô mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng đặt hàng, thậm chí còn phải từ chối bớt khách hàng.

Với May 10 bây giờ, việc chăm sóc người lao động là hàng đầu, nhưng bên cạnh đó, việc chăm sóc các máy cắt tự động cũng quan trọng chẳng kém. Máy cắt tự động không chỉ là tài sản lớn, mà còn là một cần câu cơm cho doanh nghiệp, là nền tảng ban đầu thúc đẩy lộ trình tự động hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.