Khoảng 55 triệu liều vắc xin sẽ về Việt Nam từ nay đến cuối năm

GD&TĐ - Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9/2021 (chiều 2/10), Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay: Từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ về khoảng 55 triệu liều vắc xin.

Ảnh minh hoạ/internet
Ảnh minh hoạ/internet

Theo Thứ trưởng, không chỉ tại Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã có văn bản gửi địa phương xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng. Trong đó, có kế hoạch tiêm vắc xin mũi 1 cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên và kế hoạch tiêm mũi 2 để làm sao bao phủ tiêm vắc xin.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết: các tỉnh, thành phố đã có báo cáo gửi Bộ Y tế về kế hoạch tiêm vắc xin dựa trên kế hoạch phân bổ vắc xin theo từng tuần, từng tháng. Vắc xin về đến đâu, phân bổ đến đó. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, thời gian qua Bộ đã phân bổ ưu tiên cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Về hướng dẫn tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết: đã chỉ đạo Cục Y tế dự phòng và Hội đồng vắc xin quốc gia nghiên cứu, bước đầu thống nhất căn cứ từng loại vắc xin để tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi. Việc này đang được xin ý kiến của các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn một lần nữa để ban hành trong thời gian sớm nhất.

Thông tin về việc lượng vắc xin phòng Covid-19 sẽ về trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết: từ nay đến hết năm 2021 và nửa đầu năm 2022 sẽ tiếp cận khoảng 150 triệu liều. Từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ về khoảng 55 triệu liều vắc xin. Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ theo từng tuần, từng tháng cho các địa phương theo quy định.

Liên quan đến các doanh nghiệp, khu công nghiệp thích ứng an toàn, hiệu quả, linh hoạt trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế; Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn ví dụ: nếu doanh nghiệp phát hiện  F0 sẽ khoanh vùng phân xưởng đó, đưa F0 đi cách ly, điều trị, đưa các trường hợp F1 đi cách ly, đồng thời phun khử khuẩn. “Sau 24h nhà máy, xí nghiệp có thể đưa lực lượng mới quay trở lại làm việc”, Thứ trưởng Tuyên nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...