Khoảng 3.000 người di cư được giải cứu khi đang lênh đênh ngoài khơi

Theo tổ chức Jugend Rettet, 3.000 người đã được an toàn và khoảng 1.000 người di cư nữa vẫn cần được giải cứu khỏi những chiếc thuyền cao su và thuyền tạm bợ khác.

Tàu Aquarius đưa những người di cư đến cảng Catania, đảo Sicily sau khi giải cứu họ trên Địa Trung Hải ngày 21/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tàu Aquarius đưa những người di cư đến cảng Catania, đảo Sicily sau khi giải cứu họ trên Địa Trung Hải ngày 21/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 15/4, Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy và các tàu cứu hộ đã ứng cứu được khoảng 3.000 người di cư đang lênh đênh trên những chiếc thuyền không đảm bảo an toàn ngoài khơi Libya.

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy, 35 chiến dịch giải cứu đã được triển khai trong cả ngày 15/4, trong đó 15 chiến dịch vẫn được tiếp tục trong đêm 15/4.

Tổ chức phi chính phủ của Đức có tên Jugend Rettet (Thanh niên ứng cứu), đơn vị tham gia các chiến dịch giải cứu, cho biết 3.000 người đã được an toàn và khoảng 1.000 người di cư nữa vẫn cần được giải cứu khỏi những chiếc thuyền cao su và thuyền tạm bợ khác.

Người phát ngôn Jugend Rettet cho biết chưa bao giờ giải cứu được nhiều người di cư cùng một lúc như vậy.

Thời thiết tại Địa Trung Hải vào mùa Xuân được cho là điều kiện thuận lợi thúc đẩy số người di cư vượt biển đến châu Âu tăng lên.

Trước đó, hôm 14/4, các tàu cứu hộ cũng đã làm việc hết công suất để giải cứu hơn 2.000 người từ các tàu chở người di cư ọp ẹp.

Theo số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), trong 3 tháng đầu năm 2017, hơn 24.000 người di cư đã tới Italy từ Libya, tăng mạnh so với con số 18.000 người cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2016 đã ghi nhận tổng cộng 181.000 người di cư đến Italy, trong đó 90% đến từ Libya.

Kể từ đầu năm đến nay, 666 người di cư đã thiệt mạng hoặc mất tích ngoài khơi Libya sau khi cố gắng vượt biển để đến châu Âu với mong muốn có được cuộc sống tốt hơn tại miền đất hứa này./.

Theo VietnamPlus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.