Tàu nghiên cứu hạt nhân hoạt động như “máy tính nổi”

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu đang thiết lập một con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, với kích thước như tàu du lịch.

Earth 300 dự kiến ra mắt vào năm 2025.
Earth 300 dự kiến ra mắt vào năm 2025.

Đặc biệt, có 22 phòng thí nghiệm trên con tàu này. Dự kiến ra mắt vào năm 2025, con tàu này có thể chứa 450 người.

Con tàu Earth 300 được xây dựng bởi Aaron Olivera. Nhà nghiên cứu này bày tỏ mong muốn mang tới một vật thể đầy cảm hứng, thúc đẩy sự quan tâm của công chúng với biến đổi khí hậu.

“Con tàu được thiết kế để thu hút sự chú ý của mọi người, cũng như trái tim và trí tưởng tượng của họ. Nếu muốn tạo ra những thay đổi lớn, táo bạo, chúng tôi cần sự giúp đỡ của mọi người”, ông Olivera nhấn mạnh.

Con tàu Earth 300 sẽ dài gần 300m và có “quả cầu khoa học” 13 tầng. Olivera muốn tập hợp một nhóm nhà khoa học làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ đó, giúp đưa ra các giải pháp khí hậu mới với công nghệ hiện đại.

Được trang bị các cảm biến tích hợp, trí tuệ nhân tạo, rô-bốt, máy học và xử lý dữ liệu thời gian thực, Earth 300 cũng sẽ sở hữu máy tính lượng tử thương mại đầu tiên trên thế giới.

Với công nghệ này, con tàu có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập. Olivera cho biết, thông tin do Earth 300 thu thập sẽ được chia sẻ với các nhà khoa học khí hậu khác.

Theo các nhà nghiên cứu, Earth 300 sẽ không phát thải. Bởi, nó được cung cấp năng lượng nguyên tử từ một lò phản ứng muối trên tàu.

Với mô tả như một bộ pin nguyên tử, Earth 300 được thiết lập dựa trên công nghệ của TerraPower -  Công ty thiết kế lò phản ứng hạt nhân do Bill Gates thành lập.

“Hiện tại, cả điện toán lượng tử và lò phản ứng muối nóng chảy đều chưa được lắp đặt trên tàu. Sẽ cần một trình độ kỹ thuật cực cao để thực hiện điều đó.

Sau đó, chúng ta có thể nói về thực tế là con tàu này sẽ có không dưới một triệu cảm biến. Về cơ bản, nó sẽ được xây dựng như một máy tính nổi và điều đó sẽ là một thách thức”, ông Olivera cho biết. 

Olivera và nhóm của ông tin rằng, tư duy cấp tiến là điều cần thiết để thúc đẩy nghiên cứu và mối quan tâm về biến đổi khí hậu. 

“Chúng ta đang sống ở một thời điểm quan trọng trong lịch sử nhân loại và đối mặt với thách thức lớn nhất đối với nền văn minh. Nhưng chúng ta cũng đang sống ở thời điểm có thể tiếp cận với tài năng, công cụ và công nghệ để giải quyết bất kỳ thách thức nào.

Không có lý do gì để không nghĩ lớn. Chúng tôi muốn đánh thức thế giới và mang lại nhận thức mới”, ông Olivera nhấn mạnh.

Theo Sciencefocus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.