Những mối đe dọa khi con người tới sao Hỏa

GD&TĐ - Việc đưa con người lên sao Hỏa sẽ yêu cầu các nhà khoa học và kỹ sư vượt qua trở ngại về công nghệ và an toàn. Một trong số đó là nguy cơ nghiêm trọng do bức xạ hạt từ Mặt trời, ngôi sao và các thiên hà gây ra.

Chuyến đi cần được hoàn thành trong 4 năm để bảo đảm an toàn.
Chuyến đi cần được hoàn thành trong 4 năm để bảo đảm an toàn.

Song, sẽ là một chặng đường dài để trả lời được những câu hỏi quan trọng: Liệu bức xạ hạt có gây ra mối đe dọa quá nghiêm trọng đối với cuộc sống con người trong suốt chuyến đi trên Hành tinh Đỏ? Thời điểm thực hiện sứ mệnh tới sao Hỏa có thể giúp bảo vệ các phi hành gia và tàu vũ trụ khỏi bức xạ?

Trong một bài báo mới được xuất bản trên tạp chí Space Weather, các nhà khoa học vũ trụ quốc tế, bao gồm nhà nghiên cứu từ Đại học California tại Los Angeles (UCLA), đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.

Con người có thể đến và đi khỏi sao Hỏa an toàn. Tuy nhiên, điều kiện để an toàn là tàu vũ trụ có đủ sự bảo vệ. Đồng thời, chuyến đi khứ hồi phải hoàn thành trong thời gian ngắn hơn 4 năm. Nhóm nghiên cứu xác định, thời điểm tốt nhất để chuyến bay rời Trái đất là khi hoạt động của Mặt trời ở mức cực đại, được gọi là cực đại năng lượng Mặt trời.

Các nhà khoa học tính toán, có thể bảo vệ tàu vũ trụ trên sao Hỏa khỏi các hạt năng lượng từ Mặt trời. Bởi, trong thời gian cực đại năng lượng Mặt trời, các hạt nguy hiểm nhất từ thiên hà xa xôi sẽ bị lệch hướng.

Theo Yuri Shprits - nhà nghiên cứu, nhà địa vật lý tại UCLA và đồng tác giả của nghiên cứu, chuyến bay trung bình đến sao Hỏa mất khoảng 9 tháng. Vì vậy, tùy thuộc vào thời gian phóng và nhiên liệu sẵn có, con người có thể đến hành tinh và trở lại Trái đất trong chưa đầy 2 năm.

“Nghiên cứu này cho thấy, bức xạ không gian đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt về trọng lượng của tàu vũ trụ và thời gian phóng. Nó gây ra khó khăn về công nghệ cho các sứ mệnh của con người lên sao Hỏa. Tuy nhiên, một sứ mệnh như vậy là khả thi”, nhà nghiên cứu Shprits nhận định.

Hành trình dài hơn 4 năm sẽ khiến các phi hành gia tiếp xúc với lượng bức xạ cao nguy hiểm trong suốt chuyến bay, ngay cả khi giả định rằng, họ đi vào thời điểm an toàn hơn. Nhóm nghiên cứu báo cáo, mối nguy hiểm chính đối với sứ mệnh tới sao Hỏa là các hạt từ bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp mô hình địa vật lý về bức xạ và cách bức xạ sẽ ảnh hưởng đến con người cũng như tàu vũ trụ. Mô hình xác định, vỏ tàu vũ trụ được làm từ vật liệu tương đối dày có thể giúp bảo vệ các phi hành gia khỏi bức xạ. Tuy nhiên, lớp che chắn quá dày có thể làm tăng lượng bức xạ thứ cấp mà các phi hành gia tiếp xúc.

Theo Science Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

EU trên đường 'cai' khí đốt Nga

GD&TĐ - Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình 'cai dần' nguồn khí đốt Nga.

Bệnh nhi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ hai bên. Ảnh: BVCC

Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

GD&TĐ - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.