NEO Surveyor - bước đột phá về kính viễn vọng

GD&TĐ - Kính viễn vọng không gian hay Máy khảo sát Vật thể gần Trái đất - được NASA phê duyệt để chuyển sang giai đoạn thiết kế - có thể phát hiện các tiểu hành tinh và sao Chổi ẩn chứa nguy hiểm đang hướng về Trái đất.

Một tiểu hành tinh bay gần Trái đất.
Một tiểu hành tinh bay gần Trái đất.

Khám phá 90% tiểu hành tinh

NEO Surveyor - kính viễn vọng hồng ngoại dài 6 mét - sẽ tăng cường khả năng bảo vệ hành tinh bằng cách giúp các nhà thiên văn học phát hiện các tiểu hành tinh và sao Chổi xuất hiện trong phạm vi 48 triệu km quanh quỹ đạo Trái đất. Việc phóng kính viễn vọng dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2026.

“NEO Surveyor sẽ có khả năng tăng nhanh tốc độ phát hiện các tiểu hành tinh và sao Chổi có thể gây nguy hiểm cho Trái đất của NASA. Nó đang được thiết kế để khám phá 90% tiểu hành tinh có kích thước 140 mét hoặc lớn hơn trong vòng 1 thập kỷ kể từ khi được phóng” – nhà khoa học Mike Kelley của chương trình NEO Surveyor tại trụ sở của NASA nói trong một tuyên bố.

Năm 1908, một tiểu hành tinh đã lao vào sông Podkamennaya Tunguska trong một khu rừng Siberia xa xôi của Nga. Vụ va chạm đã san phẳng cây cối và khiến khu rừng có diện tích khoảng 1.239km vuông – bằng 3/4 bang Rhode Island của Mỹ - bị phá hủy. Nó cũng khiến người dân ở một thị trấn cách đó 64km bị đẩy ngã.

Điều này giải thích tại sao các nhà thiên văn học và nhóm kỷ niệm Ngày tiểu hành tinh muốn mọi người nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề. Phát hiện mối đe dọa của các vật thể gần Trái đất (NEO) có khả năng gây hại nghiêm trọng là trọng tâm chính của NASA và các tổ chức không gian khác trên thế giới.

Năm 2020, NASA đã hoàn thành mục tiêu khám phá 90% các vật thể gần Trái đất có kích thước lớn hơn 1.000 mét. Sau đó, cơ quan này đã được chỉ đạo để tìm ra 90% mối đe dọa từ các NEO lớn hơn 140 mét. Đến nay, NASA đã tìm thấy 40% vật thể nằm trong phạm vi này.

Quản lý chương trình Kelly Fast thuộc Chương trình quan sát NEO của NASA cho biết: “Mỗi đêm, các nhà thiên văn học toàn cầu cần mẫn sử dụng kính thiên văn quang học trên mặt đất để khám phá các mối đe dọa từ các NEO. Họ mô tả hình dạng và kích thước của chúng, đồng thời xác nhận chúng không gây ra mối đe dọa cho chúng ta”.

Khả năng phát hiện và xác định đặc điểm của NEO cũng cho phép các nhà thiên văn theo dõi những vật thể này. Hiện tại, người ta chưa phát hiện mối đe dọa nào của vật thể có thể gây nguy hiểm cho Trái đất trong thế kỷ tới. Tuy nhiên, các vật thể không xác định này có thể dẫn đến các tác động không được bảo vệ, như sự kiện Chelyabinsk ở Nga.

Vào năm 2013, một tiểu hành tinh đã đi vào bầu khí quyển của Trái đất tại Chelyabinsk, Nga. Nó phát nổ trong không khí, giải phóng năng lượng gấp 20 đến 30 lần so với năng lượng của những quả bom nguyên tử đầu tiên, tạo ra độ sáng lớn hơn Mặt trời, tỏa nhiệt, làm hư hại hơn 7.000 tòa nhà và hơn 1.000 người bị thương. Sóng xung kích của nó làm vỡ những cửa sổ ở cách xa hơn 93km. Tiểu hành tinh này không được phát hiện vì nó đến cùng hướng và đường đi của Mặt trời.

Hình minh họa mô tả NEO Surveyor.

Hình minh họa mô tả NEO Surveyor.

Phát hiện từ hướng Mặt trời

NEO Surveyor sẽ sử dụng các cảm biến hồng ngoại để giúp các nhà thiên văn tìm thấy những vật thể trên, thậm chí là những vật thể có thể tiếp cận Trái đất vào ban ngày từ hướng Mặt trời. Đây không phải là điều có thể thực hiện được bằng các đài quan sát trên mặt đất hiện nay.

Giáo sư Amy Mainzer – Điều tra viên chính của NEO Surveyor tại ĐH Arizona cho biết trong một tuyên bố rằng “bằng cách tìm kiếm các vật thể có thể gây nguy hiểm tiếp cận Trái đất gần hướng của Mặt trời hơn, NEO Surveyor sẽ giúp các nhà thiên văn phát hiện ra các nguy cơ tác động có thể tiếp cận Trái đất vào ban ngày”.

“Chúng tôi cho rằng, có khoảng 25.000 NEO đủ lớn để quét sạch một khu vực như bang Nam California. Nếu có đường kính lớn hơn 137 mét, chúng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong khu vực. Chúng tôi muốn tìm thấy chúng và càng nhiều vật thể nhỏ hơn càng tốt”, Giáo sư Mainzer nói.

NEO Surveyor có thể tìm kiếm các tiểu hành tinh bằng cách cảm nhận nhiệt mà chúng phát ra trong ánh sáng hồng ngoại. Thông tin này có thể giúp các nhà thiên văn phát hiện vị trí, chuyển động của các NEO. Kính thiên văn sẽ đi theo một quỹ đạo đưa nó ra bên ngoài Mặt trăng. Vị trí này sẽ cho phép nó quét bầu trời và tập trung vào khu vực gần Mặt trời – nơi có thể tìm thấy các tiểu hành tinh có quỹ đạo đưa chúng đến gần Trái đất.

Ngoài ra, nếu có đủ cảnh báo, các vật thể gần Trái đất có thể bị làm chệch hướng. Cuối năm nay, NASA sẽ thử nghiệm công nghệ có tên DART có tác dụng làm chệch hướng tiểu hành tinh để xem nó tác động như thế nào đến chuyển động của một tiểu hành tinh gần Trái đất trong không gian.

Những kính thiên văn hiện nay chỉ có thể tìm kiếm các vật thể tạo mối đe dọa trên bầu trời đêm. Trong khi đó, NEO Surveyor sẽ cho phép các hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm, đặc biệt nhắm vào các khu vực có thể tìm thấy các vật thể có khả năng gây nguy hiểm và đẩy nhanh tiến độ đạt được mục tiêu. Chuyên viên KELLY FAST
Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.