Môi trường văn phòng có thể khiến người lao động giảm nhận thức

GD&TĐ - Nghiên cứu mới từ Trường Y tế Công cộng Harvard T.H Chan (Mỹ) đã phát hiện mối tương quan giữa chất lượng không khí trong môi trường văn phòng và chức năng nhận thức của người lao động.

Sự gia tăng mức PM2.5 có liên quan đến tình trạng giảm cấp tính chức năng nhận thức.
Sự gia tăng mức PM2.5 có liên quan đến tình trạng giảm cấp tính chức năng nhận thức.

Các bài kiểm tra từ nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thông gió thấp và lượng vật chất hạt tăng lên có liên quan đến hiệu suất nhận thức giảm.

Hơn 300 tình nguyện viên được tuyển chọn cho công trình nghiên cứu kéo dài một năm, trải dài trên 6 quốc gia và hơn 40 tòa nhà văn phòng. Không gian làm việc của mỗi người được trang bị một cảm biến môi trường. Cảm biến này theo dõi các mức PM2.5, CO2, nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong thời gian thực.

Khi các cảm biến nhận thấy mức PM2.5 và CO2 dưới hoặc trên ngưỡng nhất định, ứng dụng ở điện thoại thông minh sẽ yêu cầu người tham gia thực hiện bài kiểm tra nhận thức ngắn. Kết quả cho thấy, khi mức PM2.5 và CO2 ở môi trường trong nhà tăng, tình nguyện viên sẽ phản hồi bài kiểm tra nhận thức chậm hơn.

Tác giả chính của nghiên cứu - Jose Guillermo Cedeno Laurent - giải thích: “Các phát hiện cho thấy sự gia tăng mức PM2.5 có liên quan đến việc giảm cấp tính chức năng nhận thức”.

Nghiên cứu cũng xác nhận, tỷ lệ thông gió thấp tác động tiêu cực đến chức năng nhận thức. Joseph Allen - tác giả chính của nghiên cứu, hiện là Giám đốc Chương trình Xây dựng Sức khỏe Harvard cho biết:

“Thế giới đang tập trung đúng mức vào Covid-19. Các chiến lược như thông gió và lọc tốt hơn là chìa khóa để làm chậm sự lây truyền bệnh truyền nhiễm trong nhà. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện rằng, đề xuất giá trị của các chiến lược này mở rộng đến chức năng nhận thức và năng suất của người lao động. Từ đó, khiến các tòa nhà lành mạnh trở thành nền tảng cho sức khỏe cộng đồng và chiến lược kinh doanh trong tương lai”.

Hệ thống thông gió không tốt tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến các chức năng nhận thức hoặc khả năng lây truyền Covid-19. Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Vương quốc Anh cũng trình bày dữ liệu cho thấy, một số người lao động mắc hen suyễn khi làm việc trong không gian văn phòng thông gió kém.

Christopher Huntley - Trưởng nhóm nghiên cứu về bệnh “hen nghề nghiệp” - cho biết: “Chúng tôi thường coi văn phòng là một môi trường an toàn. Vì vậy, khi nhân viên văn phòng được chẩn đoán hen suyễn, các nguyên nhân do nghề nghiệp có thể bị bỏ qua.

Kết quả là, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi đã và đang phát hiện các trường hợp “hen nghề nghiệp” ngày càng tăng ở những bệnh nhân làm việc trong môi trường văn phòng”.

Trong khi đó, ông Allen nhận định, sự tập trung ngày càng tăng vào chất lượng không khí văn phòng có thể sẽ dẫn đến một cách nghĩ hoàn toàn mới về môi trường xây dựng trong nhà.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.