Giảng viên ĐH Bách khoa được Mỹ cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế

GD&TĐ - PGS.TS Phạm Trần Vũ – Trưởng khoa KH&KT Máy tính, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM vừa được Cơ quan quản lý sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng bảo hộ độc quyền cho sáng chế.

PGS.TS Phạm Trần Vũ – Trưởng khoa KH& KT Máy tính, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa được Cơ quan QLSC và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng bảo hộ độc quyền cho sáng chế
PGS.TS Phạm Trần Vũ – Trưởng khoa KH& KT Máy tính, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa được Cơ quan QLSC và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng bảo hộ độc quyền cho sáng chế

Sáng chế  đơợc ghi nhận là “Hệ thống và phương pháp lập chỉ mục dữ liệu không gian sử dụng tổng chênh lệch ít nhất và cây quyết định nhị phân”. Đồng tác giả của sáng chế này là anh Nguyễn Đức Hải - Nghiên cứu sinh của Đại học Chicago (Mỹ).

Sáng chế này đề cập phương pháp và phần mềm máy tính để quản lý cơ sở dữ liệu của mạng máy tính (Database management systems).

Ngày nay, các ứng dụng IoT (Internet of Things), như giao thông thông minh, quan trắc môi trường,… ngày càng phổ biến. Những ứng dụng này thường tạo ra một lượng rất lớn dữ liệu, liên tục theo thời gian thực.

Cơ quan QLSC và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng bảo hộ độc quyền cho sáng chế của PGS.TS Phạm Trần Vũ cùng cộng sự Nguyễn Đức Hải.
Cơ quan QLSC và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng bảo hộ độc quyền cho sáng chế của PGS.TS Phạm Trần Vũ cùng cộng sự Nguyễn Đức Hải.

Với một lượng lớn dữ liệu được tạo ra như vậy, việc lưu trữ và xử lý dữ liệu là một thách thức lớn. Đặc điểm chung của nhóm dữ liệu này là đều có yếu tố không gian (địa lý) và thời gian. Về việc khai thác đặc điểm không gian của dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng giải pháp lập chỉ mục là nhằm tối ưu hoá việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu cho các ứng dụng IoT.

Giải pháp ban đầu được ứng dụng trong việc lưu trữ dữ liệu từ các thiết bị định vị cho hệ thống Giao thông thông minh do nhóm nghiên cứu của thầy Phạm Trần Vũ phát triển.

Giải pháp có thể được sử dụng cho nhiều loại dữ liệu khác có đặc điểm không gian. “Về mặt ứng dụng, giải pháp nhóm hướng đến việc lưu trữ dữ liệu có đặc điểm không gian (spatial - yếu tố địa lý) với quy mô lớn và cần được xử lý theo thời gian thực, phổ biến với các ứng dụng IoT (Internet of Things)” - PGS.TS Phạm Trần Vũ cho biết.

Cộng sự cùng PGS.TS Phạm Trần Vũ, anh Nguyễn Đức Hải hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ. Cả hai thầy trò cùng phát triển giải pháp này khi còn là sinh viên và học viên cao học của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính tại trường.

Ngoài việc phát triển sáng chế này, trong thời gian học tại Trường ĐH Bách khoa, anh Hải có nhiều công bố khoa học uy tín khác cùng với nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phạn Trần Vũ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.