Đặt camera ở nơi không có ánh Mặt Trời, phát hiện “quái thú đại dương“

Ngay sau khi phát hiện điều bất ngờ trên camera thì một tia sét đã đánh xuống ăng-ten của tàu thám hiểm.

Ảnh: Cắt từ video trong bài
Ảnh: Cắt từ video trong bài
Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài.

Trong làn nước tối mờ ở độ sâu 762 m tính từ mặt nước biển, một sinh vật với 10 xúc tu đã vô tình bị camera ghi hình lại. Đó chính là một con mực ống khổng lồ, cảm hứng mà con người xây dựng nên hình tượng thủy quái khổng lồ Kraken trong huyền thoại Bắc Âu.

Lần đầu tiên hát hiện mực khổng lồ tại Mỹ

Các nhà khoa học cho biết đây là lần đầu tiên quay lại được hình ảnh về loài mực ống khổng lồ sống sâu bên dưới đáy biển của Mỹ, con mực này có chiều dài hơn 3,7m.

Xem video:

Mực khổng lồ tại Mỹ. Nguồn: NOAA.

Trước đó vào năm 2012 thì Viện bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Quốc gia của Nhật cũng ghi hình được loài mực ống khổng lồ ở độ sâu 914m tại quần đảo Ogasawara bằng cách sử dụng camera có đèn flash để phát hiện các sinh vật phát quang sinh học dưới đáy biển.

Ba năm sau đó, sinh vật khổng lồ này đã xuất hiện ở gần bề mặt nước biển của Vịnh Toyama, Nhật Bản. Tuy vậy, chúng lại chưa từng được ghi nhận tại Mỹ - cho đến bây giờ!

Đặt camera ở nơi không có ánh Mặt Trời, khoa học phát hiện quái thú đại dương - Ảnh 2.

Mực khổng lồ. Nguồn: NOAA

Vào ngày 19/6, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ (NOAA) đã phát hiện sinh vật này khi nó lọt vào ống kính của camera dù chỉ 25 giây ngắn ngủi tại Vịnh Mexico.

Trong chuyến thám hiểm "Journey into Midnight" bởi các nhà nghiên cứu của NOAA tại khu vực sâu nhất vịnh Mexico, nơi gần như không có ánh Mặt Trời chạm tới, đoạn phim ngắn đã khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ.

Đặt camera ở nơi không có ánh Mặt Trời, khoa học phát hiện quái thú đại dương - Ảnh 3.

Từ trái qua phải: Nathan Robinson, Sonke Johnsen, Tracey Sutton, Nick Allen, Edie Widder, và Megan McCall đang quan sát camera. Ảnh: NOAA

"Mặc dù cách xa bờ biển tới cả ngàn dặm, chúng tôi vẫn có thể quan sát thấy những thứ ở tận góc của bản đồ - bạn biết đấy, "Đây là nơi quái vật xuất hiện"". Giáo sư sinh học Sönke Johnsen của Đại học Duke và là người dẫn đầu nhóm thám hiểm cho hay trên The New York Times.

Làm sao để quay hình được con mực khổng lồ?

Để có được thước phim quý giá này, các nhà khoa học đã phải sử dụng hệ thống camera đặc biệt có tên Medusa, loại camera sử dụng ánh sáng đỏ để có thể nhìn xuyên thấu xuống lớp nước đen mù mịt của đáy biển, nơi chỉ có các sinh vật phát quang sinh học sinh sống.

Đặt camera ở nơi không có ánh Mặt Trời, khoa học phát hiện quái thú đại dương - Ảnh 4.

Camera Medusa được đưa xuống đáy biển sâu. Ảnh: NOAA

Trên chiếc camera này còn gắn một thiết bị chiếu sáng sáng để làm mồi nhử mà các nhà khoa học gọi nó là e-jelly. Con mực đã bị thu hút vì tưởng nhầm là con mồi, nhưng ngay sau khi phát hiện ra đây không phải là thức ăn thì nó cũng nhanh chóng mất hút trong màn đêm đáy biển.

Trước đây, các nhà khoa học cũng từng biết đến loài mực ống khổng lồ nhưng là từ dạ dày của xác những con cá nhà táng nổi lên bờ biển.

Cá nhà táng cũng chính là kẻ thù chính chuyên săn mực ống để ăn thịt, dựa vào xác của những con cá nhà táng nổi lên bờ biển, người ta biết rằng loài mực ống phân bố ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới.

Trong đó, con lớn nhất từng được tìm thấy có cân năng lên tới gần 1 tấn và chiều dài bằng hai chiếc xe bus trường học gộp lại.

Mực ống có 8 "cánh tay" cộng với 2 xúc tu có nhiệm vụ giúp chúng đưa con mồi vào miệng, chúng còn có đôi mắt khổng lồ có kích thước như một chiếc đĩa nhằm giúp mực ống phát hiện con mồi ở những tầng nước sâu tối đen.

Điều bất ngờ vẫn chưa kết thúc khi con mực xuất hiện, 30 phút sau, một tia sét rạch ngang trời đã giáng thẳng xuống ăng-ten trên tàu nhưng rất may không làm hư hại hệ thống liên lạc và thước phim quý giá.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.