Cá voi sát thủ nâng xác con lên mặt nước suốt hai ngày

GD&TĐ - Nhà sinh vật học nhận xét hành vi âu yếm con của cá voi mẹ cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa các cá thể cùng loài.

Cá voi mẹ đẩy xác con trên mặt biển suốt hai ngày
Cá voi mẹ đẩy xác con trên mặt biển suốt hai ngày

Cá voi sát thủ mẹ dùng trán đỡ con non mới chết, cố gắng giữ nó nổi gần mặt nước ở ngoài khơi Victoria, bang British Columbia, Canada.

"Cá voi con mới chào đời, thậm chí chưa có lớp mỡ giữ ấm dưới da. Nó cứ chìm xuống rồi lại được cá voi mẹ nâng lên", Ken Balcomb, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu cá voi trên đảo San Juan, cho biết.

Đây là con non đầu tiên sau ba năm của cá voi sát thủ Southern Resident, loài vật đang bị đe dọa. Các nhà khoa học cho rằng nó chết không bao lâu sau khi chào đời hôm 24/7.

Loài cá voi này được đưa vào danh sách động vật bị đe dọa tại Mỹ và Canada hơn 10 năm trước. Các chuyên gia tìm được dấu hiệu cho thấy chúng không có đủ thức ăn, trong đó con mồi chính là cá hồi Chinook. Chúng cũng đối mặt với nhiều nguy hiểm từ chất ô nhiễm độc hại, tiếng ồn và sự quấy rầy từ tàu thuyền.

Nhà sinh vật học Brad Hanson nhận xét đây là trường hợp đau lòng. "Điều đó phản ánh sự gắn kết mạnh mẽ của loài vật này. Nếu là cha mẹ, bạn có thể hình dung cảm xúc mà chúng phải chịu đựng khi sự việc như thế xảy ra", nhà sinh vật học Robin Baird chia sẻ.

Một số tổ chức động vật cho rằng điều này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng hành động giúp cá voi sát thủ tránh khỏi tuyệt chủng.

"Cái chết của cá voi con là lời nhắc nhở về sự nguy cấp mà chúng ta đang đối mặt để bảo vệ loài vật biểu tượng này", Jaime Smith, phát ngôn viên tại bang Washington, Mỹ, nhận định.

Cá voi Southern Resident không giống các loài cá voi sát thủ khác vì thường ăn cá hồi hơn động vật có vú dưới biển. Mỗi cá thể được nhận diện nhờ ký hiệu đặc trưng hoặc hình dạng vây, được đánh số và đặt tên riêng. Các nhà nghiên cứu và người yêu cá voi cũng theo dõi chặt chẽ sự di chuyển của chúng.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.